Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thạch sùng đuôi thùy
Tên Latin: Ptychozoon lionotum
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Lê khắc Quyết  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẠCH SÙNG ĐUÔI THUỲ

THẠCH SÙNG ĐUÔI THUỲ

Ptychozoon lionatum Annadale, 1905

Ptychozoon homalocepjhalum Annadale, 1905

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Kích thước trung bình, chiều dài đuôi: 10 cm, chiều dài thân 9,6 cm, chiều dài tổng cộng: 21 cm. Loài thạch sùng này rất giống thạch sùng đuôi ba thùy Ptychozoon trinotaterra nhưng nhỏ hơn và các riềm đuôi hơi hướng về phía sau, không có các nốt sần lớn trên lưng, ngón chân trước đầu tiên tách hẳn khỏi lớp da dọc theo cẳng tay. Thân mảnh hơn và ít hoa văn hơn. Đuôi của chúng hai bên có hình răng cưa và được xẻ sâu với 9 - 15 răng cưa. Ở những cá thể bị đứt đuôi tái sinh lại hầu như không thấy phần răng cưa xuất hiện. Các màng da bụng và da rộng, bành ra hai bên khi chúng nhảy từ cây này qua cây khác trong lúc lẩn tránh kẻ thù.

Loài Ptychozoon lionatum khác các loài cùng Giống Ptychozoon khác bởi các đặc điểm sau:

Ptychozoon lionotum khác Ptychozoon trinotaterra bởi kích thước thân nhỏ hơn (15 - 16 mm so với 18 - 23 mm), thuỳ đuôi răng cưa, sự hợp thuỳ giảm ở đường viền gần của phần cuối đôi thẳng mép (so với phần cuối đuôi có khía gồm 3 - 9 thuỳ răng cưa ở đường viền gần) và sự tiêu biến của vết lõm đầu ngón ở vùng mở rộng da trước ống chân.

Ptychozoon lionotum khác các loài Ptychozoon sp. bởi chiều dài lớn nhất từ mút mõm đến lỗ huyệt 95.9 mm. Vảy trên mũi không nối nhau. 7 - 9 vảy môi trên, 9 - 11 vảy môi dưới. Xuất hiện vành da dưới màng nhĩ. Tiêu biến viền trên màng nhĩ hoặc yếu. Không có nốt sần ở đuôi và lưng. Có vảy nâng đỡ màng da dù lợp lên nhau trên bề mặt lưng của màng dù. 73 - 81 vảy lưng thân giữa. 35 - 38 vảy bụng. Một lề mép giữa vành trước ống chân và ngón I. Không có vảy đùi mở rộng. Con đực có 20 - 22 vảy trước huyệt sinh lỗ. 23 hoặc 24 vảy trước huyệt mở rộng. Năm hàng vảy sau huyệt mở rộng. 16 hoặc 17 màng ngang đốt ngón ở ngón chân thứ tư. Vảy lưng mở rộng nhẹ hình thành những đường vân gián đoạn mờ đến đường như không thấy. Gần 29 - 34 vảy ngang phần rộng nhất của vành đuôi. Thuỳ ngoại biên rải rác hình thành vành đuôi hẹp ngắn. Mép vành đuôi mịn. Thuỳ đuôi nhọn về phía sau. Thuỳ đuôi giảm dần kích thước về phía sau. Sọc sau mắt biến đổi. Bốn vệt thâm giữa vùng gắn chân. Những vệt màu trắng hình dạng không quy luật ở xương sống.

Sinh học, sinh thái:

Sống trong các khu rừng thường xanh còn tốt, đã gặp ở rừng phục hồ. Là loài hoạt động về đêm và thường sống chung với các loài thạch sùng khác. Thỉnh thoảng gặp chúng nghỉ trên thân cây vào ban ngày. Khi bị rượt đuổi, chúng thường nhảy xuống và dùng cánh da để lượn qua cây khác. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng nhỏ sống trong khu vực, đẻ 2 trứng màu trắng trong kẽ nứt của cây.

Phân bố:

Trong nước: Loài này có vùng phân bố hẹp ở Đồng Nai (Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Cát Tiên), Kiên Giang (Vườn quốc gia Phú Quốc).

Nước ngoài: Ấn Độ, Myanmar, Borneo, Thái Lan và Cambodia, Lào

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phùng Mỹ Trung, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thạch sùng đuôi thùy

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này