Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhàn mào
Tên Latin: Sterna bergii cristata
Họ: Mòng biển Laridae
Bộ: Mòng biển Lariformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

nhàn mào

Sterna bergii cristata Stephens, 1826

Họ: Mòng biển Laridae

Bộ: Mòng biển lariformes

Mô tả:

Chim trưởng thành bộ lông mùa hè lưng, vai, cánh và đuôi xám tro. Lưng cánh và đuôi có phần trong trắng. Đỉnh đầu có mào đen. Phần còn lại của bộ lông trắng với 2 điểm sáng nhỏ trên ngực. Bộ lông mùa đông phần trước đỉnh đầu trắng. chim non có bộ lông nhiều vết nâu. Mắt nâu thẫm. Mỏ vàng, gốc mỏ lục nhạt. Chân đen.

Sinh học:

Đẻ trứng tháng 4 - 6, có 1 - 2 trứng. Thức ăn chủ yếu là cá và mực ống có kích thước nhỏ.

Nơi sống và sinh thái: Sống và làm tổ tập đoàn ngoài biển khơi. Thường vào bờ kiếm ăn trong mùa gió nam.

Phân bố:

Việt Nam: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo ven biển Trung bộ và Côn Đảo.

Thế giới: Bờ biển Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia.

Giá trị:

Bảo vệ nguồn gien. Có thể khai thác trứng.

Tình trạng:

Nơi làm tổ bị tác động mạnh, khai thác trứng bừa bãi. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ. Ngăn cấm việc khai thác trứng bừa bãi hiện nay.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 145.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhàn mào

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này