Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tắc kè mắt tròn hòn tre
Tên Latin: Cnemaspis caudanivea
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TẮC KÈ ĐUÔI TRẮNG

TẮC KÈ MẮT TRÒN HÒN TRE

Cnemaspis caudanivea Grismer & Ngo, 2007

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squama

Đặc điểm nhận dạng:

Lưng màu xám với các đốm đen ngăn cách nhau bởi các đốm có hình hơi vuông màu trắng đục. Đỉnh đầu và mõm có các vệt không đều nhau, màu nâu đỏ. Sau hốc mắt có các vệt rộng, màu nâu đen có viền trắng phía dưới kéo dài đến hai bên cổ. Chân có các vạch không đều nhau. Đuôi có các vạch đen và vàng đục xen kẻ. 25% mút đuôi có màu trắng tuyết. Mặt bụng của cổ, thân và chân có màu be.

Loài tắc kè mắt tròn nhỏ nhất trong Giống Cnemaspis sp. phát hiện ở Việt Nam. Con trưởng thành có SVL (chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt) lớn nhất khoảng 47.2mm. 8 hoặc 9 vảy môi trên, 7 hoặc 8 vảy môi dưới. Vảy bụng láng. 0 - 2 vảy trước huyệt hình tròn, không liên tiếp nhau, mang lỗ trước huyệt. 20 - 24 nốt sần dọc xương sống ở phần thân giữa chân trước và chân sau. Không có nốt sần ở hai bên sườn sắp. Nhiều hàng nốt sần trên đuôi chạy dọc xương sống nhưng không bao quanh đuôi. Vảy dưới đuôi láng, không nở rộng lắm, đôi khi xếp thành hàng. 1 hoặc 2 nốt sần sau huyệt ở mỗi bên gốc đuôi. Vảy đùi và vảy dưới ống chân không nở rộng. Vảy dưới ống chân ít hóa sừng. Vảy dưới bàn của ngón chân trước thứ nhất ít nở rộng. 23 - 30 nếp da dưới ngón chân sau thứ tư.

Sinh học, sinh thái:

Loài bò sát nhỏ này sống trong các hang đá trong các khu rừng trên đảo ở độ cao từ 10 - 100m. Kiếm ăn ban ngày, thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vực phân bố. Đẻ 2 trứng trong các kẽ đá, hốc cây vào đầu mùa mưa hàng năm.

Phân bố:

Loài đặc hữu Việt Nam, mới phát hiện năm 2007 ở khu vực núi đá thuộc đảo Hòn Tre, tỉnh Kiên Giang.


Mô tả loài
: Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tắc kè mắt tròn hòn tre

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này