Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đa đa
Tên Latin: Francolinns pintadeanus
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐA ĐA

ĐA ĐA

Francolinns stephers (Scopoli) 1819

Tetrao pintadeanus Scopoli, 1786

Francolinus vulgaris Stephens, 1819

Tetrao francolinus Linnaeus, 1766

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chim đực trưởng thành: Trán, trước mắt và lông mày màu đen. Vùng trên mắt từ mỏ kéo dài qua má ra phía sau cổ là một dải màu trắng. Tiếp phía dưới dải màu trắng là một dải màu đen cũng chạy dài từ mép mỏ ra phía sau cổ. Cằm và họng trắng tuyền. Đỉnh đầu màu hung vàng, ở giữa có một dải đen. Cổ, vai và ngực màu đen có điểm tròn màu trắng. Lưng và hông đen. có vạch trắng. Vai màu hung nâu. Cánh nâu có vệt trắng hung. Ngực và sườn có những vệt trắng tròn, các vệt này to dần và chuyển dần sang, màu hung ở phía sau. Phần dưới đuôi màu nâu hung. Mắt nâu. Mỏ đen hoặc nâu sừng. Chân vàng đất. Chim đực có cựa.

Chim cái: Chim cái gần giống chim đực, nhưng mặt lưng trông lớn hơn, màu hung nâu chuyển thành màu trắng. Mặt bụng trắng hung nhạt có điểm nâu.

Kích thước: Cánh (đực): 135 - 155 (cái): 126 - 145; đuỏi: 75 - 80); giò: 37 - 42; mỏ: 22 - 225.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở trong các khu rừng thường xanh đất thấp và cà các khu rừng bán ngập mặn và còn gặp ở các khu vực bìa rừng nơi sống của con người. Kiếm ăn trong khu vực. Thức ăn là những loài hạt rụng sưới đất, làm tổ đơn giản ở các bụi cỏ và đẻ từ 3 - 4 trứng có màu đốm nâu. Con non mới nở chưa mở mắt và được cả bố và mẹ chăm sóc thức ăn.

Phân bố:

Đa đa (gà gô) phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Cambodia, Việt Nam, Thái Lan và một phần Miến Điện.

Việt Nam đã sưu tầm được nhiều vật mẫu ở hầu hết các tỉnh ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Cách đây khoảng 40 năm người ta đã thả loài chim này ra đảo Vĩnh Thực, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay ở đảo này số lượng Đa đa khá nhiều. Đa đa là loài chim săn bắt có giá trị.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 257.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đa đa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này