ẾCH CÂY PHÊ
ẾCH CÂY PHÊ
Rhacophorus feae
Boulenger, 1893
Polypedates feae
(Boulenger, 1893)
Rhacophorus nigropalmatus feae
Bourret, 1942.
Họ: Nhái cây Rhacophoridae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Là một trong
những loài ếch cây lớn thuộc
giống Rhacophorus ở Việt Nam, thân dài đến 120 mm. Mặt trên lưng và trên các
chi có mầu xanh lá cây, da nhẵn trừ mặt dưới bụng và đùi nổi hạt. Ngón tay, chân
có đĩa rộng, có màng hoàn toàn. Hai bên đầu có một vệt nâu vàng chạy từ mõm viền
trên mí mắt và
màng nhĩ. Có khả năng thay đổi mầu sắc từ xanh lá cây sang xanh đen hay nâu
tối phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
Sinh học, sinh
thái:
Thường sống ở
những vùng rừng thường xanh kín tán hay
rừng thứ sinh với nhiều cây bụi hay tre nứa quanh những vũng nước đọng cách
không xa suối nước. Sâu về phía Nam, ở những vùng lầy lội hay gặp chúng trên
những cây chuối hay bụi tre. Chúng đẻ trứng thành những ổ bọt làm trên đất hay
trên cành cây cách đất 0,5m gần những con suối chảy xiết. Bị bắt con cái phát ra
tiếng kêu rất to như tiếng gào của trẻ con. ở Việt Nam, loài này tìm thấy ở hai
đỉnh núi cao: Fansipan (ở độ cao 1200 - 1800m) và Ngọc Linh (1500 - 2000m).
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sa Pa), Kontum (Ngọc Linh).
Thế giới: Mianma, bắc
Thái Lan, bắc Lào, Trung Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Có giá trị khoa
học và thẩm mỹ, là loài có thể nuôi ở các vườn thú để giáo dục,
nghiên cứu môi trường sống
Tình trạng:
Diện tích phân bố
hiện nay ước tính <5000km2. Là loài ếch hiếm, chỉ gặp 1 - 2 cá thể
riêng biệt. Các thông tin đang có hiện nay cho thấy hiện gặp ở 2 điểm trong rừng
ẩm trên núi cao (Sa Pa, Ngọc Linh). Nơi cư trú bị chia cắt nghiêm trọng, số
lượng cá thể trong quần thể rất thấp. Tác nhân đe doạ chủ yếu là do nơi cư trú
bị xâm hại, rừng bị tàn phá kể cả ở các vùng núi cao.
Phân hạng:
EN B1.
Biện pháp bảo vệ:
Cần có các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục việc bảo vệ loài này trong 2 khu bảo tồn Hoàng Liên
và Ngọc Linh.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 267.