Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhím
Tên Latin: Hystrix brachyura
Họ: Nhím Hisricidae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

NHÍM ĐUÔI NGẮN

 Hystrix brachyura Linnaeus, 1758

Họ: Nhím Hisricidae

Bộ: Gặm nhấm Rodentia

Đặc điểm nhận dạng:

Chiều dài đầu - thân: 635 - 725mm. Chiều dài đuôi: 64 - 114mm. Trọng lượng: 20 - 27 kg. Kích thước lớn, tai và đuôi ngắn. Bộ lông màu đen hoặc nâu sẫm. Trên lưng có lông cứng, nhọn, dài, mọc chĩa thằng về phía sau. Chân lông màu trắng. Một đôi sợi có vòng đen chen lẫn. Lông bờm dài 30 - 60mm, màu nâu sẫm.

Sinh học, sinh thái:

Có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, từ rừng nguyên sinh đến rừng suy thoái. Ban ngày ngủ trong các hang hốc tự đào, miệng hang có cây cỏ mọc xum xuê. Kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn gồm rễ cây, măng, vỏ cây, quả chín rụng xuống đất, xương động vật, sừng hươu, hoẵng bị lột bỏ. Chúng thường tha xương động vật hay sừng hươu hoẵng vào hang gặm nhấm để răng cửa không mọc quá dài.

Khi gặp kẻ thù nhím thể hiện động tác đe dọa bằng cách dậm chân, xù lông và quay đuôi tạo ra tiếng động to. Nếu không kết quả chúng sẽ rút lui. Nếu kẻ thù tiếp tục truy đuổi, chúng sẽ bỏ chạy nhanh, sau đó đột ngột dừng lại, làm cho kẻ thù bị lông đâm. Nhím lắc đuôi liên tục làm cho lông va chạm nhau phát ra tiếng động. Qua nghiên cứu thấy rằng việc lắc đuôi như vậy để thể hiện khả năng uy lực của mình. Mỗi lần đẻ 2 - 3 con. Trong trại nuôi dưỡng chúng có tuổi thọ trên 27 năm.

Phân bố:

Nêpan, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc, Bangladesh, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, đảo Xumatơra, đảo Bocnêo, Việt Nam. Ở Việt Nam loài này phân bố khắp các kiểu rừng từa Bắc đến Nam ở độ cao trung bình dưới 2.000m.

Giá trị:

Thú quý hiếm, loài có giá trị trong hệ sinh thái và giá trị nghiên cứu khoa học cũng như nuôi cảnh ở công viên, vườn thú..

Tình trạng:

Ở nước ta, mặc dù là loài có vùng phân bố rộng ở một số vùng rừng. Nhưng số lượng rất ít và đang bị giảm dần do săn bắn và bẫy bắt, khai thác rừng. Cần có biện pháp bảo vệ troing tự nhiên và tổ chức nhân nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 149.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhím

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này