VOI
VOI
CHÂU Á
Elephas maximus
Linnaeus, 1758
Elephas
indicus
Blumenbach, 1797
Họ: Voi Elephantidae
Bộ:
Có vòi Proboscidea
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân cỡ rất lớn,
có thể dài tới 6m. Môi trên và mũi
phát triển thành vòi dài chấm đất. Hai răng nanh lớn phát triển thành ngà. Voi
đực có hai ngà, mồi ngà dài tới 150 cm, nặng 15 - 20 kg. Có 12 răng hàm, mỗi bên
3 mọc sít nhau gần như một cái. Da rất dày, lông thưa, dài, cứng màu nâu xám
(đôi khi trắng).
Sinh học, sinh thái:
Sống ở
rừng thưa, rừng thứ sinh pha tre nứa, xen lẫn các trảng cỏ trong các thung
lũng hay các vùng đồi núi thấp. Độ cao phân bố lên tới 1500 - 1600m so với mặt
biển. Thức ăn là cỏ, lá
cây, cành cây nhỏ, măng tre nứa, cây chuối rừng. Chu kỳ
sinh sản 4 - 5 năm 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con, thời gian có chửa 21 - 22 tháng.
Voi sơ sinh nặng 90 -100kg. cao tới 1 mét. Tuổi sinh sản từ 15 - 50 tuổi. Tuổi
thọ 80 - 90 năm hoặc hơn.
Phân bố:
Trong nước:
Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Kontum, Đắk Lắk,
Bình Thuận, Đồng Nai.
Thế giới: Ấn Độ, Xri
Lanca, Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia,
Inđônêxia.
Giá trị:
Loài thú lớn quý
hiếm của Việt Nam và thế giới và là loài duy nhật thuộc họ
Voi
Elephantidae
ở Việt Nam Voi thuần hoá được ở nước ta, những năm trước đây voi được thuần hoá
ở Buôn Đôn và nhiều nơi khác để phục vụ cho đời sống: kéo gỗ, thồ hàng, dùng
trong chiến trận, nuôi trong các vườn thú, làm xiếc... Voi sống và ngà voi có
giá trị xuất khẩu. Ngà voi dùng làm hàng mỹ nghệ quý.
Tình trạng:
Những năm trước
đây voi có vùng phân bố khá rộng từ Lai Châu dọc dẫy Trường Sơn tới Sông Bé, Tây
Ninh và một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ: như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa
- Vũng Tàu. Theo tài liệu điều tra mới (2001 - 2002) các tỉnh Lai Châu, Thanh
Hoá, Quảng trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tầu, Gia
Lai, Lâm Đồng và một số nơi khác hầu như không còn. Số lượng ngày càng giảm.
Trước đây ước tính còn khoản 1000 - 1500 con, đến nay (2005) còn lại khoảng dưới
200 con, chủ yếu ở Đắk Lắk khoảng trên 100 con, các nơi khác còn những quần thể
nhỏ dưới 10 con. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị suy giảm, các khu rừng bị
chia cắt mạnh, vùng sống và hoạt động của voi bị thu hẹp, nhiều nơi chúng đã gây
ra những tác hại đối với sản xuất và tính mạng con người (như ở Xuyên Mộc, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu , ở Tánh Linh, Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, Định Quán, Tân Phú
tỉnh Đồng Nai, Ea HLeo tỉnh Đắc Lắc...). Năm 1993, 2001 Nhà nước đã phải cho di
chuyển các đàn voi ở Xuên Mộc, Đức Linh tới Vườn Quốc gia Yok Đôn. Số lượng voi
được thuần dưỡng cũng đã giảm nhiều. Trước đây ở Đắk Lắk có trên 500 con đã được
thuần dưỡng, hiện nay còn khoảng trên 100 con.
Phân hạng:
CR A1c B1 + 2b,c,e C1 + 2a
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN (1996,2000), Nghị Định 18/HĐBT,
Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và nhiều văn bản của các cấp khác cấm
săn bắt buôn bán, yêu cầu phải bảo vệ chúng. Mới đây Hội nghị song phương giữa
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cămpuchia về bảo tồn và bảo vệ
voi giữa hai quốc gia. Cấm khai thác chặt phá rừng ở những nơi còn voi sinh
sống, đồng thời nhanh chóng xây dựng các khu bảo tồn voi liên Quốc Gia với Lào
và Cămpuchia.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
2007
- phần động vật - trang 31.