Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hổ
Tên Latin: Panthera tigris
Họ: Mèo Felidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HỔ

HỔ

Panthera tigris Mazak, 1968

Họ: Mèo Felidae

Bộ: ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Cỡ lớn nhất trong Họ Mèo Felidae có thể nặng 200 - 250kg. Nền lông vàng hoặc vàng sáng, phần bụng trắng. Mặt và dọc thân có nhiều sọc đen. Hổ dễ phân biệt bằng các dải đen này. Thế giới có 5 phân loài hổ. Hổ sống ở vùng Đông nam Á gồm cả Việt Nam thuộc phân loài Hổ Đông dương (Panthera tigris corbetti Mazak, 1968) có kích thước nhỏ hơn các phân loài khác.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn gồm nhiều loài thú rừng và gia súc. Hổ sống và hoạt động ở vùng rừng núi với các kiểu rừng, kể cả vùng cây bụi lau lách, trảng cỏ tranh trong rừng. Hổ có vùng hoạt động rất lớn. Chúng không sống cố định, thường hoạt động di chuyển trong vùng rừng của 2 - 3 tỉnh kế cận, hoạt động ban đêm.

Hổ có thể giao phối quanh năm nhưng tập trung vào một số tháng nhất định tuỳ từng vùng. Thời gian mang thai khoảng 100 ngày, mỗi lứa đẻ thường 2 - 3 con nhưng có thể hơn. Hổ con tách mẹ sống độc lập khi 18 – 28 tháng tuổi. Hổ cái bắt đầu sinh sản ở 3 – 4 năm tuổi, hổ đực trưởng thành muộn hơn 4 – 6 năm.

Phân bố:

Trong nước: Phân bố rộng. Nơi thu mẫu: Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Phú Yên, Khánh Hoà, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Biên Hoà.

Thế giới: Bănglađét, Mianma, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.

Giá trị:

Loài thú quí, hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học, đồng thời góp phần điều hoà số lượng cá thể các quần thể con mồi.

Tình trạng:

Trước đây, hổ tương đối phong phú trong các khu rừng già của cả nước. Hiện nay, trữ lượng của chúng đã giảm sút nghiêm trọng, ước tính còn không quá 150 cá thể, sống tản mạn, biệt lập ở các vùng rừng khác nhau.

Phân hạng: CR A1d C1+2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị Định Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Nhiều hội nghị khoa học quốc tế và trong nước đã được tổ chức bàn biện pháp bảo vệ. Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hổ (Tiger Forum) quốc tế để phối hợp với các nước và các tổ chức quốc tế bảo vệ hổ. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc săn bắt và buôn bán, sử dụng hổ và các sản phẩm làm từ hổ. Cần tổ chức nhân nuôi sinh sản bán tự nhiên để bảo tồn loài và thả lại vào thiên nhiên khi có điều kiện phù hợp.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hổ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này