Bộ lông báo lửa
không có hoa văn hoặc đốm sọc; nếu có, có thể 2 sọc mờ dọc lưng. Lông đồng mầu
hoặc đỏ da bò hoặc xám gio hay nâu hung. Mặt có 2 sọc trắng từ khoé mắt lên đỉnh
đầu, 2 - 3 vạch trắng ở mép môi trên. Mầu lông lưng và bụng ít tách biệt. Đặc
điểm quan trọng nhất là đuôi có 2 mầu rõ rệt: mặt trên cùng mầu thân, mặt dưới
sáng.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn gồm
thú rừng Hoẵng
Muntiacus muntjak,
Cheo
Tragulus javanicus,
Khỉ
Macaca mulatta,
Nai
Cervus unicolor,
Lợn rừng non
Sus scrofa, thỏ, chuột, chim, gà,
v.v... Báo lửa sống và hoạt động ở rừng núi đất, núi đá với các kiểu sinh cảnh
rừng khác nhau; hoạt động
kiếm ăn ban đêm, săn mồi chủ yếu trên mặt đất. Chưa có tài liệu về sinh sản.
Phân bố:
Trong nước:
Nơi thu mẫu gồm Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Yên Bái, Hà Tây, Thanh
Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng. Báo lửa có phân bố
rộng trong nước.
Thế giới: Nêpan, Ấn Độ,
Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cambodia Malaisia, Indoesia.
Giá trị:
Loài thú quí hiếm và
có giá trị nghiên cứu khoa học. Góp phần điều hoà số lượng cá thể quần thể các loài động vật
con mồi trong môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái.
Tình trạng:
Trước 1970 loài
này còn khá phổ biến. Hiện nay do săn bắt quá mức và mất sinh cảnh nên trữ lượng
bị giảm sút nghiêm trọng.
Phân hạng: EN
A1c,d
C1+2a
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và
Nhóm IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần nghiêm cấm săn bắt và bảo vệ
sinh cảnh nơi có báo lửa sinh sống, đặc biệt là bảo vệ nguồn con mồi của
chúng.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
2010
- phần động vật - trang 31.