Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cầy gấm
Tên Latin: Prionodon pardicolor
Họ: Cầy Viverridae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CẦY GẤM

CẦY GẤM

Prionodon pardicolor Hodgson, 1841

Prionodon pardicolor presina Thomas, 1925.

Họ: Cầy Viverridae

Bộ: Thú ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Cầy cỡ nhỏ, thân dài, đuôi dài. Bộ lông mầu vàng trắng, có nhiều đốm nâu đen từ cổ đến gốc đuôi và đùi; bốn sọc dọc từ cổ đến bả vai. Đuôi có 8 - 9 vòng đen, trắng khác với Cầy linsang chỉ 7 vòng. Phần bụng và Họng sáng trắng hơn phần lưng. Cả đực và cái đều có tuyến xạ.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn gồm chuột, rắn, ếch nhái, chim nhỏ, côn trùng. Nơi sống và hoạt động: ở rừng, chủ yếu rừng thứ sinh có nhiều dây leo cây bụi. Chưa gặp cầy ở bìa rừng. Hoạt động chủ yếu trên các cây thấp cách mặt đất 1 - 1,5m, đôi khi cũng xuống mặt đất. Cầy gấm sống độc thân, thầm lặng, hoạt động ban đêm. Đẻ con trong các hốc cây, mỗi lứa 2 con (Kanchanasakha, et al.1998).

Phân bố:

Trong nước: Nơi thu mẫu: Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Lâm Đồng. Cầy gấm phân bố rộng ở Việt Nam.

Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Lào.

Giá trị:

Loài thú quí hiếm và có giá trị nghiên cứu khoa học. Góp phần điều hoà số lượng cá thể quần thể các loài động vật con mồi trong môi trường tự nhiên và góp phần cân bằng sinh thái.

Tình trạng:

Trước đây khá phổ biến, hiện nay bị suy giảm nhiều về trữ lượng và vùng phân bố do săn bắn quá mức và phá rừng.

Phân hạng: VU A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IIB Nghị Định Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần kiểm soát ngăn chặn việc săn bắt và buôn bán.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cầy gấm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này