CHÀ VÁ CHÂN NÂU
CHÀ
VÁ CHÂN NÂU
Pygathrix nemaeus
(Linnaeus,
1771)
Simia nemaeus
Linnaeus, 1771.
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hình thon
nhỏ.
Bộ lông
nhiều màu. Đỉnh đầu, trán màu đen. Lông mặt dầy tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng
xám đến xám. Cổ và ngực màu hung đỏ từ rực rỡ đến nhạt. Lưng màu xám nhạt hoặc
lốm đốm trắng, lông ở vai màu xám đen. Chân, tay dài. Cánh tay từ khủyu đến mu
bàn tay trắng xám. Đùi màu đen, ống chân hung đỏ đến nâu đỏ thẫm. Mu bàn chân và
ngón màu đen. Đuôi rất dài. Loài này
có kích thước nhỏ nhất trong 3 loài Chà vá phân bố ở Việt Nam và khác 2 loài
còn lại ở phần tay (màu trắng), Chân màu nâu.
Sinh
học, sinh thái:
Sống
trong
rừng nguyên sinh trên núi cao, kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao,
nương rẫy. Thức ăn: Quả, lá cây rừng, ngô, khoai, sắn (trong nuôi nhốt), rau
xanh. Sinh
sản: Đẻ một con vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ.
Phân
bố:
Trong
nước:
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk.
Thế
giới: Lào
Giá
trị:
Có ý
nghĩa khoa học rất lớn, số lượng ít, phân bố hẹp, loài đặc hữu của Việt Nam và
Lào. Thịt làm thực phẩm, xương làm dược liệu, da lông xuất khẩu. Thuộc
nhóm 1B trong
Nghị định 32/HĐBT (1992), Phụ lục 1 trong CITES và Sách đỏ Thế giới (IUCN)
(2000) xếp bậc EN.
Tình
trạng:
Nơi cư
trú của Chà và chân nâu bị suy giảm do chặt phát rừng. Mức độ khai thác ở một số
địa phương vẫn xẩy ra. Số lượng
quần thể trong 10 năm qua bị suy giảm ít nhất 50% theo dự đoán.
Phân hạng:
EN
A1a,c,d B2b
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và trong danh sách những loài động thực vật nghiêm cấm khai
thác và buôn bán trong Nghị định 32/HĐBT. Được bảo tồn ở
Vườn quốc gia. Nghiêm cấm tuyệt đối khai thác. Tạm ngừng khai thác rừng ở
một số khu vực còn Chà vá chân nâu sinh sống. Bảo tồn trong Vườn quốc gia và Khu
bảo tồn thiên nhiên ở vùng phân bố. Nghiên cứu bảo tồn ngoại vi, gây nuôi ở
Trung tâm cứu hộ linh trưởng và Vườn Thú.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 42.