BÒ TÓT
BÒ
TÓT
Bos gaurus
Smith, 1827
Bos gour
Hardwike, 1827.
Họ: Trâu bò Bovidae
Bộ:
Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỡ lớn trong bộ
Ngón chẵn Artiodactyla, to, khoẻ.
Thân dài 2,5 - 3 m. Trọng lượng 900 - 1000 kg. Đầu to, trán dẹt hơi lõm, có
đốm lông trắng trên trán, đỉnh trán giữa hai sừng dô cao. Sừng to khoẻ cân đối,
uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán nguyệt. Gốc sừng mầu vàng xám, mút
sừng nhọn đen bóng. Lớp da ở cổ và trước ngực không tạo thành yếm. Bộ lông ngắn
mềm mượt mầu nâu thẫm hoặc đen xám hơi phớt xanh bóng ở lưng. Lông ở bụng dài
mầu nâu nhạt. Con cái thường có mầu hung đỏ. Mông đen, bốn chân từ khoeo trở
xuống mầu trắng bẩn. Đuôi dài mầu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn chủ yếu là cỏ, mầm lá non của lau sậy, chuối rừng, măng non tre nứa
thuộc họ
Cỏ Poaceae. Sinh sản thường vào tháng 6, 7. Mỗi năm đẻ 1 lứa , mỗi lứa 1
con. Thời gian có chửa 270 - 280 ngày. Nơi sinh sống của bò tót là rừng già
thường xanh,
rừng khộp, rừng hỗn giao tre nứa,
rừng thứ sinh địa hình tương đối bằng ở độ cao 500 - 1500m so với mặt biển.
Sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn tới 20 - 30 con) đôi khi cũng gặp những
cá thể sống đơn lẻ lẫn với đàn bò rừng. Hoạt động kiếm ăn ban ngày. Ban đêm nghỉ
ngơi ở nơi quang đãng thoáng mát. Trong thiên nhiên hổ, báo, chó sói có thể tấn
công đàn bò tót, khi bị tấn công cả đàn quây tròn bảo vệ con non, con già ở
giữa.
Phân bố:
Trong nước:
Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước.
Thế giới:
Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Malaixia.
Giá trị:
Nguồn gen quý
hiếm trong tự nhiên để có thể lai tạo với các giống bò khác tạo các giống cho
năng suất thịt cao có sức chống chịu với bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt. Làm
thực phẩm, mỗi con cho khoảng 500 - 600kg. thịt, da cho công nghệ hàng da, sừng,
xương làm hàng mỹ nghệ, trang trí.
Tình trạng:
Số lượng bò tót
đã giảm nhiều. Trước đây vùng Tây Bắc có khoảng 350-500 con, hiện nay còn khoảng
30 - 50 con ở Sơn La (Xuân Nha, Sốp Cộp), Lai Châu (Mường Tè, Mường Lay), vùng
Tây Nguyên còn khoảng dưới 300 con, các vùng khác còn những quần thể nhỏ dưới 10
con. Diện tích rừng đã và đang bị suy giảm nhiều làm cho vùng sống, vùng phân bố
của bò tót bị chia cắt mạnh. Hiện tượng săn bắn bò tót vẫn xẩy ra ở một số nơi
chưa kiểm soát được.
Phân hạng:
EN A1c,d B1 +2a C1 + 2a
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam,
Nghị định 32/HĐBT và Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ cấm săn bắn, bẫy
bắt và buôn bán. Cần cấm khai thác rừng ở những vùng còn Bò tót sinh sống để bảo
vệ nơi ở cho loài này.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.