CÁ MÒI CỜ CHẤM
CÁ MÒI CỜ CHẤM
Konosirus punctatus
(Temminsk and Schlegel, 1846)
Clupanodon
punctatus
(Schlegel, 1846).
Họ: Cá trích
Clupeidae
Bộ: Cá trích
Clupeiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Thân
dài, dẹp bên, hình bầu dục dài. Đầu tương đối to, mõm tù.
Chiều dài thân
gấp 2,7 - 3,2 lần chiều cao thân, gấp 3,3 - 4,1 lần chiều dài đầu. Mắt to, màng
mỡ mắt phát triển nhưng chưa che hết mắt. Miệng nhỏ, môi mỏng. Không có răng.
Vảy tròn, dạng lục giác. Gốc vây bụng và vây ngực có vảy nách ngắn. Viền bụng có
vảy gai. Vây lưng có tia vây cuối cùng kéo dài đến gốc vây đuôi. Khởi điểm của
vây lưng ở trước khởi điểm của vây bụng. Vây hậu môn dài, thấp. Lưng màu xanh
lục, bụng màu trắng. Các vây màu vàng nhạt. Vây hậu môn màu trắng. Bên thân có
khoảng 4 - 7 chấm xanh đen to.
Sinh học, sinh
thái:
Cá mòi cờ chấm
thường tập trung thành đàn lớn, sống ở tầng trên và tầng nước giữa. Khi sống ở
biển, độ mặn của nước thường dưới 32%o, chất đáy là bùn cát, độ sâu dưới 15m.
Chiều dài từ 160 - 200mm. Trước mùa đẻ độ béo cao, sau mùa đẻ cá gầy đi. Đẻ làm
2 đợt: từ tháng 12 đến tháng 01 năm sau và từ tháng 3 - 5. Thành phần thức ăn
chủ yếu là tảo silic (Coscinodiscus) và chân mái chèo (Copepoda).
Cá di cư vào
trong sông để đẻ trứng. Đẻ xong cá thường trở ra biển.
Phân bố:
Trong nước:
Ven bờ vịnh Bắc Bộ, có thể vào các sông Hồng, Thái Bình, Ninh Cơ, sông Mã.
Thế giới:
Ấn Độ, Trung Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia.
Giá trị:
Có nhiều triển
vọng trở thành cá nuôi ở đầm nước lợ. Có giá trị thực phẩm, ăn tươi có vị thơm
ngon hoặc phơi khô và làm nước mắm.
Tình trạng:
Cá bị khai thác
bừa bãi ở bãi đẻ và ở trên đường di cư. Cá con bị khai thác quá nhiều ở cửa sông.
Nguồn lợi cá này bị giảm sút nghiêm trọng, chưa có biện pháp bảo vệ nguồn lợi
hợp lý. Dự đoán số lượng giảm >20%, hiện còn khoảng >2500 cá thể trưởng thành.
Phân hạng:
VU A1d.
Biện pháp bảo
vệ:
Biện pháp hành
chính: Nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Cấm khai thác
trong mùa cá sinh sản. Đưa vào luật Thuỷ sản.
Biện pháp kỹ
thuật: Đề xuất các khu vực cấm và hạn chế đánh bắt. Phát triển nuôi Cá mòi cờ
chấm.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.