CÁ SẤU XIÊM
CÁ SẤU XIÊM
Crocodylus siamensis
(Schneider,
1801)
Họ Cá sấu Crocodylidae
Bộ Cá sấu Crocodylia
Đặc
điểm nhận dạng:
Cỡ lớn,
chiều dài cơ thể khoảng 2,2 - 2,3m (trên thế giới,
cá sấu xiêm lớn nhất đạt tới 4m). Mõm dài. Có từ 1 - 2 đôi tấm sau chẩm.
Toàn thân phủ tấm sừng, những tấm sừng ở lưng có dạng hình chữ nhật, tiếp giáp
nhau theo hàng ngang.
Đuôi cao to,
khỏe, phía trên đuôi có 4 gờ. Chân sau có màng bơi nối giữa các ngón. Thân màu
xám, bụng nhạt màu hơn so với lưng,
khác biệt với cá sấu hoa cà ở
phần mõm và các tấm sừng ở đỉnh đầu.
Sinh học, sinh
thái:
Thường sống ở
những sông hồ lớn, đầm lầy nước ngọt, nơi nước lặng hoặc chảy chậm. Chúng sống
chủ yếu trong nước, ngày nắng nóng mới lên cạn để tự điều chỉnh thân nhiệt. Thức
ăn chủ yếu là cá, cua, ếch nhái, chim và thú nhỏ như chuột. Trong điều kiện
nuôi, chúng có thể ăn cả mồi chết (phế thải của lò mổ: lòng trâu bò, lợn,
gà,...). Cá sấu xiêm giao phối khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau, kích thước
tối thiểu con thành thục khoảng 1,8m. Chúng đẻ trứng mỗi năm 1 lần vào đầu mùa
mưa từ tháng 4 - 10 dương lịch, từ 15 - 26 trứng (có khi tới 40 trứng). Một tuần
trước khi đẻ, cá sấu đào 1 hố sâu đến 0,5m, rộng 0,8m rồi đẻ trứng vào đó. Chúng
thường đẻ vào ban đêm. Sau khi đẻ xong, ổ đẻ được lấp bằng cành lá khô mục làm
thành một mô cao đến 0,5m. Cá sấu mẹ có
tập tính bảo vệ trứng. Sau khi đẻ 75 - 85 ngày thì trứng nở. Cá sấu sơ sinh
dài khoảng 200-300mm.
Phân bố:
Trong nước:
Kontum (sông Sa Thầy), Gia Lai (sông Ba), Đắk Lắk (sông Ea Súp, sông Krông Ana,
hồ Lắk, hồ Krông Pách Thượng), Khánh Hòa, Đồng Nai (nam Cát Tiên), Nam Bộ (sông
Cửu Long).
Thế giới: Thái Lan,
Lào, Cambodia, Malaysia, Indonesia.
Giá trị:
Có gia tri khoa học, thẩm mỹ. Giúp
cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên. Là vật nuôi
ở những
nơi vui chơi, giải trí (vườn động vật) giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về sinh
thái loài.
Tình trạng:
Số lượng ngoài tự
nhiên giảm tới mức cạn kiệt > 80%. Nhiều nơi trước đây có, nay không còn gặp như
ở Bầu Sấu thuộc tỉnh Khánh Hòa và
Vườn quốc gia Cát Tiên do: săn bắt triệt để, môi trường sống ngày càng bị
thu hẹp.
Phân hạng:
CR A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối săn
bắt, buôn bán. Khuyến khích chăn nuôi để bảo vệ nguồn gen và có
dự án thả loài này vào các Vườn quốc gia nơi trước đây là môi trường sống của
chúng. Giáo dục ý thức người dân bảo vệ chúng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 260.