BƯỚM NĂM MẮT
BƯỚM
MẮT RẮN NĂM MẮT
Lethe syrcis Doubleday,
1849
Lethe ochrescens Mell, 1942
Họ:
Bướm mắt rắn Satyridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận dạng:
Là loài khác hẳn với đa số loài thuộc giống Lethe về
hình dáng, màu sắc ở
cả mặt trên lẫn mặt dưới. Loài bướm mắt rắn
năm mắt Lethe syrcis có kích thước thì cũng tương tự như loài
Lethe philemon, Lethe gulnihal, Lethe verma. Màu nền mặt
trên bướm đực có màu nâu sáng với các nét trang trí. Cánh trước có hai dải màu
nâu tối chạy ngang gần như song song với mép ngoài có xuất phát điểm từ mép trên
và kết thúc ở mép dưới cánh. Dải màu nâu tối thứ nhất nằm sát mép ngoài và dải thứ 2 song
song với dải 1 nằm ở vị trí khoảng 1/3 độ dài cánh gần phía mép ngoài cánh. Do
đó, màu sắc mặt trên cánh đã bị chia làm 3 khoảng theo bề ngang của
cánh. Mặt trên cánh sau cũng có màu nền nâu sáng và có mức độ sáng tối khác nhau:
nửa gần gốc cánh có màu tối hơn, nửa gần mép ngoài cánh nhìn rõ đường viền sát
mép ngoài có màu nâu tối và nằm phía trong được nó bao bọc là 4 mắt đen to, tròn
rõ rệt với kích thước tương đương nhau, cánh sau có đuôi hơi nhú như đuôi loài
Lethe verma. Mặt dưới con đực: ở cánh trước tương tự mặt trên nhưng xuất
hiện một dải nâu tối mảnh chạy ngang cánh nằm giữa dải 2 và gốc cánh và chia mặt
dưới cánh ra làm 4 khoảng. Điều quan trọng là dải thứ 3 mảnh ở cánh trước này
như thể tiếp tục chạy ngang sang mặt dưới cánh sau nên đã làm cho hoa văn của
cánh sau thêm độc đáo, dải mảnh đó chạy từ mép trên sang mép phía trong rồi quay
ngược trở lại mép trên với dải ríc rắc và bao bọc 5 mắt, trong đó có 2 mắt có
viền đen nhìn rõ. Đặt biệt loài này khác nhiều loài thuộc giống Lethe ở
chỗ mặt dưới của cánh sau chỉ nhìn thấy có 5 mắt trong khi đó đa số các loài có
6 mắt rõ rệt.
Sinh học, sinh thái:
Loài này xuất hiện ở các khu rừng tự nhiên còn tốt ở phía
Bắc và thường thấy ở các kiểu rừng tre, nứa ven suối.
Phân bố:
Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam phân bố ở Cúc Phương, Tam Đảo. Phân bố ở mọi độ cao,
trong các khu rừng, trảng cây bụi và thảm cỏ.
Giá trị:
Phân bố thế giới hẹp và ở Việt Nam hẹp nên loài này không chỉ hiếm đối với nước
ta mà còn hiếm với thế giới nữa.
Mô tả loài:
Vũ Văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Phùng Mỹ
Trung - WebAdmin.