BƯỚM CHÚA RỪNG NHIỆT ĐỚI MURA
BƯỚM CHÚA RỪNG NHIỆT
ĐỚI MURA
Stichophthalma
uemurai
Nishimura, 1998
Stichophthalma
uemurai gialai
Monastyrkii &
Devyatkin, 2000.
Họ:
Bướm rừng Amathusiidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và cái giống
nhau nhưng con cái hơi to hơn. Mặt trên: Màu nền nửa cánh phía nách cánh màu xám
xanh với lốm đốm lông tơ màu nâu. Nửa đỉnh
cánh trước trắng với vài điểm xanh, phấn trắng bao xung quanh mạch cánh. Nửa
đỉnh cánh sau màu xám xanh với màu hoa cà nhạt hoặc trơn (ở loài phụ gialai),
có khía dải đen ở đầu và mép ngoài cánh.
Mặt
dưới: Màu nền
cả
hai cánh nâu vàng. Giữa khoảng cánh 2 và 5 cánh trước và giữa khoang 2 và 6
cánh sau có các đốm tròn vòng màu nâu - da cam, có điểm trắng ở giữa và viền đen
xung quanh. Chiều dài cánh trước 55 - 58mm ở con đực và 61 - 69mm ở con cái. Có
hai phân loài ở Việt Nam. Mẫu thu được ở Gia Lai có màu sẫm hơn ở Lâm Đồng.
Sinh
học, sinh thái:
Sống
trong
rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh và rừng tre nứa ở độ cao vừa phải
(400 - 800m). Xuất hiện theo mùa vào cuối mùa khô. Qua các năm, loài này được
phát hiện khá phong phú tuy nhiên mật độ
quần thể biến động. Cá thể trưởng thành bay rất gần mặt đất và thích hoa quả
thối rữa và phân động vật. Thức ăn chưa biết.
Phân bố:
Trong
nước: Gia Lai
(Kon Cha Rang), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Cát Lộc). Vướn
quốc gia Bù Gia Mập, Vườn quốc gia Konkakinh.
Thế
giới:
Mới chỉ thu được ở Việt Nam.
Giá trị:
Loài
mới được mô tả (1998) có giá trị nghiên cứu khoa học
và có thể là đặc hữu của Việt Nam.
Tình trạng:
Hiện tại đã có
thông tin về 3 quần thể. Nhân tố de doạ chủ yếu là khai thác gỗ khu vực thấp,
thu bắt buôn bán mẫu vật.
Phân hạng:
VU
A2c,d B1 + 2b.
Biện pháp bảo vệ:
Cần cấm các hoạt
động khai thác gỗ tại khu vực thấp, vừa
nơi có loài bướm này sinh sống và thu bắt buôn bán mẫu vật.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.