Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm nữ thần vàng
Tên Latin: Aemona amathusia
Họ: Bướm rừng Amathusiidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Vũ văn Liên  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM NỮ THẦN VÀNG

BƯỚM NỮ THẦN VÀNG

Aemona amathusia (Hewitson, 1867)

Clerome amathusia Hewitson, 1867

Họ: Bướm rừng Amathusiidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Mặt dưới 2 cánh có màu nâu nhạt, các gân 8,9,10 phát sinh từ gân 7 và gân 11, gân 12 nối nhau và hướng tới viền trên ở khoảng giữa. Đỉnh cánh trước nhọn và kéo dài. Mặt trên bướm có màu nâu đồng, chót cánh trước có mảng màu nâu đen. Khi đậu chúng thường khép cánh nên thường không nhìn thấy mặt cánh trên.

Sinh học, sinh thái:

Loài này chỉ gặp sống trong các khu rừng tự nhiên. Không phổ biến. Sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp ở các khu rừng nguyên sinh. Khi xuống thấp dưới 700m còn thấy chúng sinh sống ở các khu rừng thứ sinh. Đây là loài bướm rất hiếm gặp.

Phân bố:

Loài có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ đến Bhutan, Assam, Manipur, Burma và Tây nam Trung Quốc. Ở Việt Nam loài này sống ở các tỉnh phía Bắc.

 

Mô tả loài: Vũ văn Liên – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm nữ thần vàng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này