SƠN
RỪNG
Rhus succedanea
L.
Kuntze, 1891
Toxicodendron
succedaneum
(L.) Kuntze, 1891
Albonia peregrina
Buc'hoz, 1783
Rhus fraxinifolia
Salisb., 1796
Họ:
Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ:
Cam Rutales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ trung bình
có thể cao đến 20 m, thân tròn thẳng,
phân cành cao. Trong gây trồng, chỉ cao 3 -
8m, thân cong queo, phân cành nhiều. Vỏ màu nâu xám đen, có nhựa mủ màu trắng
ngà để lâu đen dần;
lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách, thường
tập trong ở đầu cành, dài 5 - 10 cm, rộng 1,5 - 3,5 cm. Cuống chung mềm, dài 10
- 20 cm, mang 7 - 13 lá chét. Lá chét mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng nhọn
dần về phía đầu, gốc lá tù và lệch,
mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, màu lục
sẫm mặt dưới màu lục nhạt hoặc lục xám. Hoa nhỏ tập hợp thành truỳ ở nách lá
phía đầu cành. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều. Hoa
có cuống nhỏ và ngằn, cánh đài hợp 3 gốc,
trên xẻ thành răng hình trứng hoặc trái xoan. Tràng có 5 cánh hình trái xoan,
dài không quá 2 mm, đầu tù hoặc gần tròn, nhị 5 chiếc, chỉ nhị mảnh, bao phấn
hình trừng, đài bằng cánh hoa, quả hạch, hơi méo, đường kính 6 - 8 mm, vỏ quả
mỏng, nhẵn, khi khô màu đen. Hạt cứng.
Sinh học, sinh thái:
Cây thuộc loài
cây ưa sáng, lớn nhanh, thích hợp với đất Felarit đỏ vàng còn tốt, thoát nước.
Tái sinh tự nhiên bằng hạt rể ràng, khả năng đâm chồi mạnh. Mùa hoa thàng 4, mùa
quả tháng 11.
Phân bố:
Trong nước: Cây
thường được gây trồng, nhưng trong thiên nhiên cây mọc rải rác trong các vùng
mưa mùa nhiệt đới thứ sinh hoặc trong các trảng
cây bụi ở hầu hết các tỉnh Bắc bộ và Trung
bộ nước ta.
Nước ngoài:
Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Nội Mông, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Nansei-shoto, Nepal, Ogasawara-shoto,
Sumatera, Đài Loan, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ màu vàng xám,
cứng, mịn, dùng làm các đồ dùng nhỏ, công cụ, xây dựng và đóng đồ. Vỏ quả có thể
lấy ra một chất trong nguyên liệu dược, hương liệu... Dầu của hạt dùng trong
công nghiệp xà phòng, hoặc pha sơn để cho sơn chóng khô. Lá và vỏ có nhiều tanin.
Rễ, lá, vỏ, quả chữa hen khan (háo suyễn), cảm, viêm gan mạn tính, đau dạ dày,
đòn ngã tổn thương; dùng ngoài bó gãy xương, vết thương chảy máu. Một số người
khi ngang qua cây, ngửi thấy hơi
sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào
hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn,
còn một số người khác lại không bị. Người dân sống ở vùng trồng cây sơn hoặc sử
dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có
khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt
sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề, bỏng rát, khó chịu.
Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi
hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp
lên vùng da bị lở; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý
(0,9% ) vào tổn thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2
- 3 lần; nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000
lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc
kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát. Cách tốt nhất để không bị
“sơn ăn tuỳ mặt… nên tránh tiếp xúc với loài cây này nếu bạn có làn da nhạy cảm
với dị ứng.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 32.