Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nấm thông
Tên Latin: Boletus edulis
Họ: Nấm thông Boletaceae
Bộ: Nấm mỡ Agaricales 
Lớp (nhóm): Nấm  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NẤM THÔNG

NẤM THÔNG

Boletus edulis Bull. ex Fr., 1821

Boletus bulbosus Schaeff., 1762

Họ: Nấm thông Boletaceae

Bộ: Nấm mỡ Agaricales

Đặc điểm nhận dạng:

Mũ nấm hình bán cầu dẹt, rộng 8 - 15 cm, không dính, khi non màu trắng hơi xám hoặc xám nâu hạt dẻ, khi già có màu nâu với sắc thái hơi đen, vàng mật ong, nâu đến nâu vàng. Mép mũ nguyên, thịt dày, khi non màu trắng, lúc bị tổn thương không bị đổi màu, có mùi dễ chịu. Cấu trúc của sợi nấm không màu đến hơi vàng. Bào tầng dạng ống, mỗi  mm có từ 2 - 3 ống, khi non màu trắng, khi già chuyển màu vàng lục, phần ống quanh cuống hơi lõm. Cuống ở giữa, có mạng lưới nhỏ, hình trụ, phần gốc hơi phình, dài 7 - 12 cm, dầy 18 - 29 mm. Bào tử hình bầu dục, màu vàng nhạt, nhẵn, không đổi màu trong KOH, kích thước 12 - 17 x 4,5 - 5,5 mm. Đảm hình chuỳ, kích thước 33 - 38 x 7,5 - 8,5 mm. Liệt bào dạng chuỳ.

Sinh học, sinh thái:

Nấm phát triển từ tháng 4 đến tháng 10. Thường mọc dưới rừng Thông ở đồng bằng như ở Bắc Giang, đến vùng cao nguyên, ở độ cao 1.500 m như Đà Lạt (Lâm Đồng)

Phân bố:

Trong nước: Bắc Giang (Yên Dũng), Lâm Đồng (Đà Lạt)

Nước ngoài: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương.

Giá trị:

Một trong những loài nấm ăn quan trọng mọc hoang dại được buôn bán trên thế giới. Đông Âu và Italia thường thu hái để xuất khẩu dưới dạng nấm khô hoặc muối. Ở thành phố Đà Lạt, nhân dân đi thu hái, sau đó chẻ nhỏ, phơi khô bán cho các nhà hàng nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh để chế biến các món ăn cao cấp. Nhiều thương nhân ở Pháp đến đặt mua Nấm thông ở Việt Nam, nhưng không có nhiều để bán.

Tình trạng:

Loài đang bị đe doạ vì diện tích phân bố không rộng và khu phân bố bị chia cắt, nơi cư trú bị thu hẹp do rừng Thông bị tàn phá. Rừng thông Yên Dũng (Bắc Giang) trước đây nhân dân thu hái Nấm thông để ăn, nhưng nay rừng Thông đã bị khai thác cạn kiệt đến mức không còn nữa. Do đó, nấm thông ở đây cũng bị mất theo.

Phân hạng: VU A1a,c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ bị nguy cấp" (Bậc V). Cần bảo vệ các rừng Thông đã có và khôi phục những rừng Thông đã bị mất để bảo vệ các loài nấm quý này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 458

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nấm thông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này