HOÀNG TINH HOA ĐỎ
HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Polygonatum kingianum
Coll. ex Hemsl., 1890
Polygonatum
agglutinatum
Hua, 1892
Polygonatum
cavaleriei
H.Lév., 1906
Galium tuberosum
Lour., 1790
Họ:
Tóc tiên Convallariaceae
Bộ:
Măng tây Asparagales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thảo, sống
nhiều năm, cao 0,5 - 1,5 m. Thân rễ nạc, hình trụ hoặc hình thay đổi, phân
nhánh, nằm ngang. Thân mang lá nhẵn; lúc non có đốm tím hồng, sau thành màu
xanh; đường kính 0,3 - 0,6 cm. Lá mọc vòng, gồm 4 - 7 cái, không cuống, hình
dải, 3 - 6 x 0,5 - 0,8cm; đầu cuộn tròn xuống dưới. Cụm hoa gồm 2 cái, mọc ở kẽ
lá, rủ xuống; bao hoa hình ống, màu đỏ tía, dài 1,6 - 2 cm, miệng bao hoa xẻ
thành 6 thuỳ tam giác nhọn. Nhị 6, đính ở trong ống bao hoa; Vòi nhuỵ thấp hơn
nhị. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5 - 0,6 cm; khi chín màu đỏ tím. Hạt nhỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 3 -
4, quả tháng 4 - 8(9). Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây con quan sát được
ở xung quanh gốc cây mẹ vào tháng 5 - 6. Phần thân mang lá lụi hàng năm vào mùa
đông, chồi thân từ đầu thân rễ mọc lên vào đầu mùa xuân năm sau. Thân rễ nếu bị
gãy, phần còn lại vẫn có khả năng tiếp tục tái sinh. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng
và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Thường mọc thành khóm. Trên đất ẩm nhiều
mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh
ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 1300 - 1700 m.
Phân bố:
Trong nước: Lai
Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Than
Uyên), Sơn La (Mộc Châu, Sông Mã), Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo
Vạc), Yên Bái (Nghĩa Lộ), Cao Bằng (núi Pia Oắc).
Nước ngoài: Trung
Quốc, Myanmar, Thái Lan.
Giá trị:
Thân rễ (củ) chế
thành "thục" là vị thuốc quý dùng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc bổ,
mạnh gân xương; chữa đau nhức xương khớp, thiếu máu, làm đẹp da và đen tóc.
Tình trạng:
Thường xuyên bị
khai thác trong vòng vài chục năm trở lại đây, đ• trở nên hiếm rõ rệt hoặc trong
tự nhiên, chỉ còn lại hầu hết là cây nhỏ. Nạn phá rừng làm nương rẫy trực tiếp
thu hẹp vùng phân bố Quản Bạ, Sìn Hồ, Phong Thổ, núi Hàm Rồng (Sapa).
Phân hạng:
EN A1c,d
Biện pháp bảo vệ:
Loài đang được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá”sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh
mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số
32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại. Tăng cường bảo vệ ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn
và Du Già (Hà Giang), Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) và nghiên cứu trồng
thêm dưới tán rừng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 388.