YẾN PHI
YẾN PHI
Iphigenia indica
(L.) Kunth, 1843
Melanthium
indicum
L., 1771
Họ: Yến phi Colchicaceae
Bộ: Hành Liliales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ nhiều năm,
thân hành nhỏ, đường kính 0,7 - 1,5 cm, có vỏ màu nâu bao ngoài; thân trên mặt
đất đơn độc, cao 15 - 25 cm. Lá mọc trên thân; phiến lá hình dải, hình mũi giáo,
cỡ 6 - 10 x 0,3 - 1,2 cm, gốc lá dạng bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa ngù, mọc ở đỉnh
trục hoa, có 2 - 10 hoa. Hoa đều, lưỡng tính. Bao hoa 6 mảnh, màu tím nâu, rời
nhau, xếp 2 vòng. Nhị 6, rời nhau, chỉ nhị đính ở gốc mảnh bao hoa, có lông
tuyến, bao phấn hình thận, dài 1mm. Bầu thượng, hình thuôn, có múi, 3 ô, mỗi ô
nhiều non. Quả nang, hình trứng ngược, dài 1 cm, mở theo kiểu cắt vách. Hạt to,
có cánh.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa ra hoa tháng
11 - 12, mùa quả tháng 2 - 3 (năm sau). Mọc tự nhiên dưới rừng Thông, bụi cỏ
sườn núi, dưới rừng thưa, thảo nguyên.
Phân bố:
Trong nước: Gia
Lai (An Khê), Bình Thuận (Cà Đú), Ninh Thuận (Vườn quốc gia Núi Chúa).
Nước ngoài: Ấn
Độ, Trung Quốc, Mianma, Philippin, Indonesia, Australia
Giá trị:
Thân hành có chứa
Colchicin được dùng làm
thuốc và trong nghiên cứu tế bào.
Tình trạng:
Là loài hiếm,
đồng thời nạn phá rừng ở miền núi làm cho nơi cư trú bị xâm hại.
Phân hạng:
EN B1 + 2b, c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đang được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị đưa
một số cá thể về trồng ở vườn thực vật để bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 383.