TRÚC VUÔNG
TRÚC VUÔNG
Chimonobambusa quadrangularis
(Franceschi) Makino, 1914
Bambusa quadrangularis
Franceschi, 1880
Tetragonocalamus
quadrangularis
(Fenzi) Nakai, 1933
Tetragonocalamus angulatus
(Munro) Nakai, 1933
Chimonobambusa
angulata
(Munro) T. Q.
Nguyen, 1991
Họ:
Cỏ Poaceae
Bộ:
Cỏ Poales
Đặc
điểm nhận dạng:
Thân tre mọc tản, cao 3 - 8 m, rộng 1 - 5 cm, gióng dài 8 - 20 cm vuông cạnh,
vách dày, vỏ nháp. Vòng mo và vòng rễ nổi rõ. Những đốt phía gốc có rễ khí sinh
dạng gai nhọn; mỗi mắt mang 3 cành, về phía ngọn số cành nhiều hơn, các mắt phía
gốc không rõ, Lá hình thuôn - mác dài 8 - 20 cm, rộng 1 - 2 cm, đầu nhọn. Mo
thân mỏng, bẹ mo hình tam giác, phía ngoài phủ nhiều lông, đặc biệt là ở phía
đầu và mép. Tai mo không rõ. Bông nhỏ mang 4 - 6 hoa, màu vàng. 384).
Sinh học,
sinh thái:
Măng mọc quanh năm, nhất là tháng 1 và tháng 8. Tái sinh bằng thân rễ. Sống trên
các sườn núi, đỉnh núi và thung lũng.
Phân bố:
Trong nước: Bắc Kạn (Ngân Sơn: xã Lùng Tráng - đèo Gió, Bạch Thông).
Nước ngoài:
Trung Quốc, Nhật Bản.
Giá
trị:
Loài Trúc vuông có giá trị đặc biệt, nguồn gen hiếm và độc đáo vì thân vuông,
thẳng và vách dày nên dùng để ghép sàn nhà và trồng làm cây cảnh.
Tình trạng:
Nơi
phân bố và cư trú rất hẹp, số lượng rất ít. Hiện đang bị khai thác làm nhà và đồ
dùng.
Phân hạng: VU
A1a,c,d B1+2a,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R). Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để giữ
nguồn gen và làm cảnh. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 474.