THỔ HOÀNG LIÊN
THỔ HOÀNG LIÊN
Thalictrum foliolosum
DC. 1818
Thalictrum
dalingo
Buch.- Ham. ex
DC., 1817
Thalictrum
falconeri
Lecoy., 1885
Thalictrum mairei
H.Lév., 1909
Thalictrum
villosum
Jacquem. ex Lecoy.,
1885
Họ: Mao lương Ranunculaceae
Bộ: Mao
lương Ranunculales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cây
thảo sống nhiều năm, mọc thành khóm, cao 0,5 - 1 m. Thân hình trụ, có đốt, nhẵn,
phần trên phân nhánh. Thân rễ thô, bẻ ra thấy màu vàngđậm; rễ chùm nhiều, cứng. Lá kép 3 lần lông
chim, cuống chung dài 10 - 20 cm, có
bẹ. Lá chét mỏng, gần hình tròn hoặc hình trứng, mép khía tai bèo, kích thước 1
- 1,5 x 0,5 - 1,2 cm. Cụm hoa hình chuỳ rộng, phân nhánh. Hoa nhiều, nhỏ,
màu trắng có các sọc màu hồng tía. Đài thường hình bầu dục thuôn. Không có cánh
hoa. Nhị nhiều, dài 4 - 6 mm. Lá noãn 4 - 6, tạo thành túm quả bế nhỏ, thuôn,
nhọn 2 đầu, dài 3 mm, có các đường vân dọc, đầu có mỏ.
Sinh học, sinh thái:
Mùa
hoa tháng 7 - 8, quả tháng 8 - 11. Hạt phát tán gần; nhân giống tự nhiên bằng
hạt. Toàn bộ phần trên mặt đất thường lụi vào mùa đông; đến mùa xuân năm sau, từ
đầu thân rễ mọc lên một vài chồi thân mới. Cây ưa sáng hoặc hơi chịu bóng, ưa
khí hậu ẩm mát của vùng núi cao. Thường mọc lẫn với một số loài cây cỏ khác ở
ven rừng núi đá vôi, bờ nương rẫy hoặc ven đường đi, ở độ cao 1.400 - 1.600 m.
Phân bố:
Trong nước: Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ) Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa),
Hà Giang (Đồng Văn), Vĩnh Phúc.
Nước ngoài:
Afghanistan, Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc.
Giá
trị:
Nguồn gen tương đối hiếm ở Việt Nam. Thân rễ có chứa berberin, thường dùng làm
thuốc chữa ỉa chảy, kiết lỵ, viêm ruột, đau mắt đỏ.
Tình trạng:
Mặc
dù phân bố ở một số điểm, nhưng vùng phân bố bị chia cắt mạnh, số lượng cá thể ở
mỗi điểm không nhiều. Nơi sống bị thu hẹp do nạn phá rừng làm nương rẫy (Sìn Hồ
- Lai Châu; Phó Bảng - Hà Giang). Thường xuyên bị khai thác làm thuốc; trở nên
hiếm dần.
Phân hạng: VU
A1c,d, B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc
V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị
định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ nguyên vẹn vùng tương đối tập trung, thuộc
xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Hạn chế
khai thác bừa bãi. Được trồng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) tại vườn Trại thuốc Sapa (Viện Dược liệu), nhưng
tỷ lệ hoa đậu quả rất thấp. Cần nghiên cứu thêm.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 311.