BÌNH VÔI QUẢNG TÂY
BÌNH VÔI QUẢNG TÂY
Stephania kwangsiensis
H. S. Lo, 1978
Họ:
Tiết dê Menispermaceae
Bộ:
Mao lương Ranunculales
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài cây thảo,
sống nhiều năm, rễ củ to, nói chung dạng cầu, sần sùi, kích thước thay đổi nhiều.
Thân nhỏ, mọc leo. Thân, lá, cụm hoa đều không lông. Lá đơn nguyên mọc cách,
cuống dài 3 - 9 cm, phiến lá tròn dạng tam giác đến gần tròn, dài và rộng đều 5
- 12 cm, gân 9 - 11 chiếc, xếp dạng chân vịt, xuất phát từ chỗ đính của cuống lá.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực và cái đồng hình, đều do một số xim tán hợp
thành dạng ngù, cuống xim tán dài khoảng 2 cm. Hoa đực có 6 lá đài xếp 2 vòng,
mỗi vòng 3, lá đài vòng ngoài hình thìa, dài 1,5 - 1,6 mm, rộng 0,4 - 0,6 mm, lá
đài vòng trong hình trứng ngược, nhỏ hơn ở vòng ngoài, cánh hoa 3, màu hồng cam,
hình quạt, cong dạng vỏ hến, dài 0,7 mm, rộng 0,8 mm, nhị dính thành cột cao
khoảng 1 mm, bao phấn dính thành đĩa, 4 ô.
Hoa cái có một lá
đài và 2 cánh hoa dính về một phía của hoa, lá đài màu lục nhạt, cánh hoa màu
hồng cam, hình trứng rộng, bầu hình trứng đảo, có cuống. Quả hình trứng đảo, hơi
dẹp hai bên. Hạt hình trứng ngược, dài khoảng 5 mm, rộng khoảng 4 mm, có lỗ
thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng gai, mỗi hàng gai có 18 - 19 gai cong dạng
móc.
Sinh học, sinh
thái:
Cây sống ở rừng
tứ sinh, trên núi đá vôi, độ cao từ 10 - 100 m. Cây thường mọc bám vào đá. Khi
trồng ở bãi đất bằng vẫn sống tốt. Cây ưa sáng, ẩm, khô quá không phát triển
được. Tuy nhiên có khả năng chịu nắng. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 7
- 8. Tái sinh chồi vào mùa xuân ở thân cành già và ở cổ rễ củ. Còn có thể trồng
bằng rễ củ (đã trồng thử). Chưa thủ nghiệm trồng bằng hạt.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng
Ninh (Cẩm Phả).
Thế giới: Trung
Quốc (Quảng Tây).
Giá trị:
Nguồn dược liệu
qúy, là nguyên liệu chủ yếu chiết 1 - tetrahydropalmatin để bào chế các
dạng thốc chữa đau thần kinh.
Tình trạng:
Đang nguy cấp. Do
khu phân bố hẹp, từ trước đến nay đã khai thác nhiều và vẫm tiếp tục bị khai
thác ngày càng kiệt dần.
Phân hạng:
Mức độ đe doạ: Bậc E (theo sách đỏ Việt nam năm 2007)
Đề nghị biện pháp
bảo vệ:
Cần điều tra khảo
sát lại khu phân bố trên, đồng thời tìm kiếm thêm ở một số nơi khác và đưa giống
về trồng để bảo vệ nguồn gen và làm thuốc.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 263.