Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sơn đậu căn
Tên Latin: Sophora subprostrata
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Lê Trung Dũng  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SƠN ĐẬU CĂN

SƠN ĐẬU CĂN

Sophora subprostrata Chun et T. Chen, 1958

Sophora tonkinensis Gagnep., (1914)

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi nhỏ, cao 1 - 2 m, phân cành, có lông, lá kép lông chim lẻ, dài 10 - 20 cm, mỗi bên có 8 - 11 lá chét, cuống ngắn 1 - 1,5mm, có lông. Phiến lá chét hình trứng hoặc hình trứng tròn dài, nhọn đầu, dài 1,5 - 2,5 cm, rộng 1 - 1,2 cm. Lá chét cuối cùng tương đối lớn. Mặt trên có lông thưa, mặt dưới phủ nhiều lông màu nâu xám. Cụm hoa hình bông giả ở ngọn và đầu cành, dài tới 15 cm. Đài hình chuông, ít lông. Cánh hoa màu vàng trắng. Bầu có lông, quả đậu, dài 2 - 5 cm, chứa 3 - 5 hạt.

Sinh học, sinh thái:

Mọc trong rừng cây bụi, núi đá vôi, độ cao khoảng 800m trở lên. Cây ưa sáng, ưa ẩm song cũng có khả năng hơi chịu bóng (lúc cây còn nhỏ hoặc cây tái sinh chồi) và chịu hạt. Cây sinh trưởng manh vào mùa xuân hè. Mùa hoa quả tháng 4 - 7. Nếu cây không bị chặt phá thì hàng năm có thể ra hoa kết trái đều. Cây mọc chồi vào mùa xuân. Hoặc khi bị chặt phá, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh tốt.

Phân bố:

Trong nước: Cao Bằng (Hạ Lạng, Trùng Khánh), Hà Giang (Mèo Vạc).

Nước ngoài: Trung Quốc (Quảng Tây, Qúy Châu).

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm ở Việt Nam. Rễ dùng làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ho, giải độc (ở Trung Quốc dùng nhiều với tên vị thuốc khác là quảng đậu căn chữa đau họng, sưng họng, nhiệt kiết, táo bón. Dùng ngoài chữa răn cắn và nhọt độc).

Tình trạng:

Cây qúy hiếm, phân bố hẹp, trữ lượng không đáng kể, lại thường bị chặt phá bừa bãi.

Mức độ bị đe dọa: Bậc T (theo Sách đỏ Việt Nam 1996)

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Khoanh bảo vệ 2 điểm có sơn đậu căn ở Trùng Khánh và Mèo Vạc. Trồng giữa tại trại thuốc Tam Đảo.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 257.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sơn đậu căn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này