THUỶ BỒN THẢO
THUỶ BỒN THẢO
Sedum sarmentosum
Bunge, 1835
Sedum shearei
S. Moore, 1875
Họ: Thuốc bỏng
Crassulaceae
Bộ: Cỏ tai hổ
Sarifragales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ sống nhiều năm,
có thân bò, rễ bám ở các đốt. Lá mọc đối hay
mọc vòng 3, mọng nước; phiến lá hình mác ngược đến tròn dài, dài 10 - 25 mm,
rộng 1,5 - 4 mm, chóp lá nhọn, gốc lá rộng, mép nguyên, nhẵn. Cụm hoa dạng xim
tán, phân nhánh 3 - 5. Hoa nhỏ, không cuống. Đài 5, hình mác - tròn dài, dài 3 -
5 mm, chóp tù, gốc không có cựa. Tràng màu vàng nhạt, 5
cánh tràng hình mác - hình tròn dài, dài 5 - 7 mm, chóp nhọn. Nhị 10, ngắn
hơn cánh hoa. Tâm bì 5, rời, dài 5 mm. Quả nang mở làm hai mảnh.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa quả tháng
5 - 8.
Tái sinh bằng hạt và bằng cành. Gặp ở rừng
núi đá, ưa ẩm, ưa sáng nhưng đôi khi chịu
bóng. Mọc thành đám nhỏ ở các hốc đá có mùn.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa), Hà Giang và một số nơi khác thuộc các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc.
Nước ngoài: Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen quý
hiếm. Làm cảnh. Làm thuốc chữa đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan,
thanh nhiệt, giải độc, chữa rắn cắn.
Tình trạng:
Khu phân bố và
nơi cư trú hẹp. Khả năng tồn tại và phát triển trong tự nhiên yếu. Tuy nhiên
nhiều nơi đã trồng làm cảnh cũng là biện pháp tốt để bảo vệ nguồn gen.
Phân hạng:
VU B1+2a.
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang nguy cấp" (Bậc
E). Bảo vệ môi trường sinh thái nơi phân bố, khai thác trong tự nhiên nên có
biện pháp để cho cây có thể tái sinh. Nên trồng bán tự nhiên bảo đảm nguồn gen
và nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 161.