BA GẠC PHÚ HỘ
BA GẠC PHÚ HỘ
Rauvolfia vomitoria
Wennberg, 1818
Rauvolfia congolana De Wild. & T.Durand,
1899
Rauvolfia pleiosiadica K.Schum., 1895
Rauvolfia senegambiae A.DC., 1844
Rauvolfia stuhlmannii K.Schum., 1895
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales>
Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi cao 1 - 2,5 m, phân
cành nhiều, vỏ thân màu nâu hoặc nâu xám, nhiều bì khổng. Lá có cuống dài 1,3 -
2 cm, thường mọc vòng 4, đôi khi vòng 3, phiến lá thuôn hoặc hình mác hẹp dần về
gốc, đầu nhọn, mỏng, dài 8 - 20 cm, rộng 3 - 4,5 cm. Gân phụ hơi nổi rõ ở cả hai
mặt. Cụm hoa dạng ngù hay tán,
mọc ở đầu cành, cuống chung dài 4 - 10 cm, các cuống thứ cấp ngắn hơn, hơi có
lông. Hoa nhỏ, hình ống, phình ra gần như ở cả hai đầu, màu trắng ngà hoặc trắng
vàng, dài 0,7 - 0,9 cm. Đài 5. Cánh hoa 5, đầu cánh hoa tròn hơi bị vặn hoặc cong
xuống. Nhị 5, đính ở họng sống tràng. Vòi nhụy nhỏ, có lông ở gốc, đầu nhụ hình
đèn lồng.
Bầu 2 ô, đĩa ôm 1/ 2 bầu,
quả hạch hình cầu nhỏ, mọc kép đôi, đính với nhau ở gốc, khi chín màu đỏ da cam.
Hạt nhỏ gần gống hình nêm, vỏ hạt vân nhăn. Toàn cây có nhựa mủ, nhất là ở các
cành và lá non.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 4 - 6, mùa quả
chín tháng 7 - 9. Mọc chồi nhiều vào mùa xuân. Loại chồi này sinh trưởng nhanh
và có khả năng ra hoa quả ngay trong năm. Sau khi bị chặt, phần thân và cành còn
lại có khả năng tái sinh. Có thể nhân giống bằng cách
giâm cành, nhưng tỷ lệ sống không cao. Cây ra hoa hàng năm, nhiều, song số cây
con tái sinh từ hạt ít. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân hoặc mùa hè thu. Hạt
được xử lý nẩy mầm tốt, để lâu khả năng này mầm giảm dần.Mọc ven đồi gần nguồn nước
hoặc nương rẫy. Cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi có khả năng chịu bóng. Về mùa đông lá
rụng nhiều, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Cây trồng được chăm sóc sinh
trưởng phát triển nhanh. Có thể trồng được ở vùng trung du và đồng bằng bắc bộ.
Phân bố:
Trong nước: Vĩnh Phúc (Thanh
Hòa, Phú Thọ).
Nước ngoài: Vùng nhiệt đới
Châu Phi, Ghinê, Uganda, Angola....
Giá trị:
Nguồn gen qúy, hiếm ở Việt
Nam. Rễ có chứa một số alcaloid hàm lượng khá cao được dùng làm thuốc hạ huyết
áp cổ điển.
Tình trạng:
Đang nguy cấp. Do số cây mọc
ngoài tự nhiên rất ít. Thường xuyên có nguy cơ bị tuyệt chủng, vì cây mọc gần
nơi canh tác (chân đồi trồng dứa, gần đường đi). Vài năm trước đây,
Viện dược
liệu và trạm nghiên cứu dược liệu Vĩnh Phúc có phối hợp nghiên cứu trồng, nay bị
gián đoạn. Số cây còn lại trong vườn mẫu rất ít.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khảo sát lại điểm phân bố ở
Phú Hộ, nếu còn cây sống sót, cần khoanh vùng bảo vệ triệt để ngay tại nơi mọc
tự nhiên của nó. Từ một số cây còn sót lại ở vườn dược liệu, tiếp tục nghiên
cứu, giữa giống và trồng thêm.
Tài
liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 231.