ĐINH CÁNH
ĐINH CÁNH
Pauldopia ghorta
(Buch. - Ham. ex G. Don) Steen., 1969
Bignonia
ghorta
Buch. - Ham. ex G. Don, 1838
Stereospermum
ghorta
(Buch. - Ham. ex G. Don) C. B. Clarke, 1884
Radermachera
alata
Dop, 1926
Họ: Đinh Bignoniaceae
Bộ:
Hoa mõm sói Scrophulariales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, cao 4
- 7 m, cành non có lông rải rác. Lá mọc đối, kép lông chim hai lần, lẻ, dài 20 -
45 cm, cuống lá ở phần mang lá chét có cánh. Lá chét hình trứng hay gần hình
thoi, không cuống, dài 3 - 11 cm, rộng 1,4 - 3,7 cm, chóp lá nhọn,
gốc lá hình nêm, có tuyến rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa hình chùm gồm các xim ở đỉnh cành hay nách lá phía đỉnh cành, dài 8 - 26
cm. Cuống hoa dài 10 - 15 mm, hoa nở ban ngày. Đài hình chuông dài 11 - 22 mm,
đường kính 7 - 11 mm, có tuyến ở phía dưới, sớm rụng ở giai đoạn quả. Tràng màu
vàng - vàng da cam; các thuỳ có mầu đỏ nâu, dài 5 - 6 cm, 5 thuỳ gần tròn, bằng
nhau. Nhị 4, hai nhị dài, hai nhị ngắn dính trên ống tràng.
Bầu hình trụ, nhẵn. Quả hình trụ dài 20 -
35 cm, đường kính 0,5 - 0,8 cm, hơi thắt lại
ở giữa các hạt. Hạt không cánh, dài 6 - 8 mm, rộng 5 - 6 mm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa và quả
tháng 3 - 5. Tái sinh bằng hạt. Gặp ở trong rừng nửa rụng lá, rừng thứ sinh, ở
độ cao đến 1.600 m.
Phân bố:
Trong nước: Sơn
La (Mường Muội), Hoà Bình (Quý Đức), Ninh Bình, Sapa (Vườn quốc gia Hoàng Liên)
Nước ngoài: Trung
Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và
độc đáo. Loài duy nhất của chi Pauldopia sp. Có thể trồng làm cảnh vì có
hoa đẹp.
Tình trạng:
Khu phân bố hẹp,
lại bị chia cắt. Do tác động của chặt phá rừng làm nương rẫy nên nơi cư trú bị
xâm hại và bị đe doạ tuyệt chủng, nếu không được bảo vệ triệt để.
Phân hạng:
EN B1+2e.
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe doạ" (Bậc
T). Bảo vệ loài trong tự nhiên bằng biện pháp khoanh khu bảo vệ. Đưa
trồng để giữ nguồn gen. Điều tra thêm về phân bố.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 140.