SÂM NGỌC LINH
SÂM NGỌC LINH
Panax vietnamensis
Ha & Grushv., 1985
Panax japonicum
(Nees)
C.A. Mey. (1843)
Họ Ngũ gia bì Araliaceae
Bộ:
Hoa tán Apiales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây
thảo sống nhiều năm; cao 0,3 - 110 cm.
Thân rễ tạo thành các đốt, nằm ngang, có
thể phân nhánh, đường kính từ 1 - 2 cm. Phần mang lá từ 1 - 5 thân, tuỳ
theo số đầu nhánh của thân rễ. Lá kép chân
vịt, mọc vòng, ở ngọn, mỗi lá kép gồm 3 - 5 lá chét; lá chét hình bầu dục
- thuôn, nhọn hai đầu, 6 - 14 x 2,5 - 4 cm;
mép lá khía răng cưa. Cụm hoa tán đơn hay
tán kép (thêm 1 - 2 tán phụ), mọc ở ngọn, chiều dài cuống cụm hoa dài hơn cuống
lá, nên thường cao vượt tán lá. Hoa có cuống ngắn, màu trắng xanh; 5 đài nhỏ; 5
cánh hoa; 5 nhị. Bầu 2 ô (nếu thấy 1 ô là do ô còn lại bị chèn ép khó phân
biệt), vòi nhuỵ chẻ 2 ở đầu. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5 - 0,6 cm,
khi chín màu đỏ và thường có 1 chấm đen ở đỉnh. Hạt thường 1 hoặc 2; hạt nhỏ gần
tròn hoặc gần giống hình thận, vỏ hạt không nhẵn.
Sinh học, sinh thái:
Mùa
hoa tháng 4 - 5, quả tháng 6 - 9. Gieo giống tự nhiên bằng hạt. Phần thân rễ bị
gãy còn lại vẫn có thể tái sinh. Cây thường lụi hàng năm vào mùa đông, đến đầu
mùa xuân năm sau từ thân rễ sẽ mọc lên chồi thân mới. Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa
bóng; mọc rải rác dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, nhất là dọc theo hành lang
ven suối, ở độ cao từ 1.900 - 2.300m.
Phân bố:
Trong nước: Quảng Nam (Trà My), Kontum (Đắk Tô, Đắk Glei: núi Ngọc Linh), Gia
Lai, Lâm Đồng.
Nước ngoài: Trung Quốc.
Giá trị:
Loài
đặc hữu và nguồn gen đặc biệt quý hiếm của
Việt Nam. Thân rễ (củ) dùng làm thuốc bổ, có tác dụng tăng lực, điều hoà huyết
áp, chống stress. Lá và nụ hoa làm trà uống kích thích tiêu hoá, an thần.
Tình trạng:
Đã
bị tìm kiếm khai thác đến mức kiệt quệ - do sự tuyên truyền thái quá về giá trị
sử dụng về dược tính. Nạn phá rừng làm nương rẫy cũng trực tiếp làm thu hẹp nơi
sống (Đắk Tô). Đã trở nên cực hiếm trong tự nhiên. Nguy cơ bị tuyệt chủng cao
nếu không tích cực có biện pháp bảo vệ.
Phân hạng: EN
A1a,c,d, B1+ 2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang
nguy cấp" (E) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để
hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Loài rất hiếm trong tự nhiên.
Đã được nghiên cứu trồng ngay tại núi Ngọc Linh. Tạo được nhiều cây con từ hạt,
phối hợp với người dân địa phương đưa vào trồng dưới tán rừng tự nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 88.