MỠ VẠNG
MỠ VẠNG
Pachylarnax praecalva Dandy, 1927
Magnolia praecalva
(Dandy) Figlar & Noot., 2004
Họ: Ngọc lan Magnoliaceae
Bộ:
Ngọc lan Magnoliales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao 25 - 30 m, đường kính 30 -
50 cm hay hơn. Cành non không có lông. Lá dai như da, hình mác ngược, cỡ 7 -
12(20) x 2,5 - 4 cm, nhẵn ở cả 2 mặt, chóp lá gần tròn và hơi lõm, gốc lá hình
nêm; gân bên 12 - 14 đôi vấn hợp ở gần mép; cuống lá dài 2 - 2,5 cm, không có
lông; lá kèm tự do, ở ngoài cuống.
Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành. Cuống hoa dài
5 - 10 mm. Mảnh bao hoa 9, dài 3 - 3,5 cm, hình mũi mác thuôn. Nhị nhiều, dài 15
- 20 mm; trung đới nhọn đầu. Bộ nhụy gồm 2 - 3 lá noãn dính nhau thành khối hình
trứng ngược. Noãn nhiều. Quả hoá gỗ, dài 5 - 6 cm, rộng 3,5 cm, khi chín nứt ở
đỉnh theo 2 - 3 van. Hạt 2 - 3 trong mỗi ô.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc rải rác trong
rừng thường xanh cây lá rộng, ở độ cao 400
- 1.800 m. Ra hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 7 - 9.
Phân bố:
Trong nước: Thừa
Thiên - Huế (Phú Lộc, Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Gia Lai (Kon Hà Nừng).
Nước ngoài:
Campuchia, Malaya, Sumatra, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo
trong họ
Ngọc lan Magnoliaceae vì bộ nhụy gồm những
lá noãn dính nhau thành một khối hình trứng và chỉ khi quả chín mới tách ra
thành các mảnh (ở phần lớn các chi khác các lá noãn rời nhau và xếp xoắn, quả có
dạng nón thông). Loài duy nhất ở Việt Nam chỉ có 2 loài thuộc Chi Pachylarnax.
Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền, đóng đồ gia dụng.
Tình trạng:
Nơi cư trú của
loài hẹp (mới thấy ở 3 điểm: Bạch Mã, Bà Nà và Kon Hà Nừng), trong đó ở
điểm Kon Hà Nừng rừng đã bị chặt phá nghiêm trong. Loài cho gỗ, đã bị khai thác
nhiều.
Phân hạng:
VU A1a,c,d,
B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"sẽ nguy cấp" (Bậc V). Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các
điểm phân bố, nhất là ở Bạch Mã và Bà Nà.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 272.