NẮP ẤM TRUNG BỘ
NẮP ẤM TRUNG BỘ
Nepenthes annamensis
Macfarl. 1908
Nepenthes
smilesii
Hemsl., 1895
Họ: Nắp ấm Nepenthaceae
Bộ:
Nắp ấm Nepenthales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỏ leo, thân dài
20 - 30cm hay hơn, khi non có lông màu vàng, sau nhẵn. Lá gồm 2 phần: phần dưới
hình dải, thắt lại từ giữa thành roi với một vùng lông rậm; phần trên cuống lá
phình lên thành hình ống, giống cái bình hình trụ, có nắp là phần cuối của
phiến lá. Bình ở lá gốc thích nghi với việc
bắt
côn trùng nhờ thành bình ngắn thắt
từ giữa và có vùng lông dày gần miệng; ở bình phiến lá phía trên thích nghi với
việc bắt mồi nhỏ do trong bình có nhiều tuyến tiết ra dịch axít làm tan được
protit, có tua ngắn và có lông. Cây mang hoa
đơn tính khác gốc. Cụm hoa chùm ở đầu cành.
Cụm hoa đực dài 50cm, nhưng hoa chỉ tập trung ở phần đầu (14 - 15cm) của cuống
cụm hoa; hoa đực có bao hoa gồm những phiến hình trái xoan, có lông màu rỉ sắt ở
mặt ngoài và ở mép, bên trong có tuyến; cột nhị có lông ở gốc; bao phấn hợp lại.
Cụm hoa cái dài đến 50cm, nhưng hoa cũng chỉ tập trung ở phần đầu (8 - 10cm) của
cuống cụm hoa; cuống hoa cái dài 8,5 mm, có lông. Bao hoa có 4 phiến hình mác,
có lông ở mặt ngoài và ở mép, có tuyến ở mặt trong. Quả có cuống dài 1,5cm, màu
đen nhạt, có lông. Hạt hình thoi, dài 5 - 6 mm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa quả từ
tháng 5 - 12. Tái sinh bằng hạt, bằng cành. Mọc nơi đất lầy, trong rừng thưa,
rừng Thông. Đất chua.
Phân bố:
Trong nước: Quảng
Trị (Vĩnh Linh), Đà Nẵng, Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc), Tây Ninh (Vườn quốc gia Lò
Gò - Sa Mác.
Nước ngoài:
Campuchia.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm.
Trồng làm cảnh.
Tình trạng:
Khu phân bố bị
thu hẹp dần, nơi cư trú thường bị xâm hại do tác động khai phá đất rừng của con
người.
Phân hạng:
EN B1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Loài thực vật thuộc họ
Nắp ấm Nepenthaceae này đã được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R). Bảo vệ ở trong khu bảo tồn (Lâm Đồng). Đem trồng ở các vườn thực
vật.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 298.