Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cườm đỏ
Tên Latin: Itoa orientalis
Họ: Mùng quân Flacourtiaceae
Bộ: Thường sơn Hydrangeales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CƯỜM ĐỎ

CƯỜM ĐỎ

Itoa orientalis Hemsl., 1901

Itoa orientalis var. glabrescens C.Y.Wu ex G.S.Fan, 1990

Họ: Mùng quân Flacourtiaceae

Bộ: Thường sơn Hydrangeales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ, cao 7 - 10 m với đường kính thân đến 0,2 - 0,3 m. Cành non có lông, lúc già gần nhẵn. Lá mọc cách chụm lại ở đỉnh thân, phiến hình bầu dục dài, dài 15 - 30 cm, rộng 5 - 8 cm, tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, bóng và nhẵn ở mặt trên, xỉn và có lông hoe vàng ở mặt dưới, có răng cưa nhỏ ở mép lá, có 13 - 18 đôi gân bậc hai, cuó6ng lá dài 2 - 6 cm. Cụm hoa đực ở đầu cành, hình chùy, dài 15 cm. Hoa đực có 3 - 4 lá đài, dài 10 - 12 mm, hơi hợp ở gốc, có lông. Nhị có chỉ nhị mảnh. Quả hình trứng, dài 6 - 8 cm, rộng 4 - 6 cm, một ô, lúc đầu phủ đầy lông màu nâu đỏ, sau trở nên gần nhẵn, khi khô tự mở bởi các mảnh mỏng. Hạt có cánh màng bao ở xung quanh.

Sinh học, sinh thái:

Mọc trong rừng rậm hay trong các trảng cây bụi rậm thường xanh, ở độ cao khoảng 800 - 1.600 m. Mùa hoa tháng 2 - 3, mùa quả chín tháng 12 - 1.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Bắc Phong Thổ), Lào Cai (Sapa, Bắc Hà), Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò), Thanh Hóa (Lũng Vân). Kontum (Vườn quốc gia Ngọc Linh).

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam).

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Loài duy nhất của chi Itoa ở Việt Nam.

Tình trạng:

Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R (theo sách đỏ Việt Nam năm 1996)

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Là đối tượng bảo vệ của các khu rừng cấm trên núi Hoàng Liên Sơn và Pà Cò - Xuân Nha và Vườn quốc gia Ngọc Linh.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 165.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cườm đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này