SAO HẢI NAM
SAO HẢI NAM
Hopea hainanensis
Merr. & Chun, 1940
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvaceae
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn,
thường xanh, cao đến 25 m, đường kính thân 50 - 60 cm. Vỏ màu nâu thẫm, dày 5 -
6mm. Lá hình trứng - bầu dục, dài 7 - 12 cm, rộng 4 - 6 cm, nhẵn, gân cấp hai 9
- 12 đôi, cuống lá dài 1,5 - 2 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ, mọc ở đầu cành hay nách
lá, dài 3,5 - 8 cm. Hoa nhỏ đính về một phía của trục hoa, gần như không cuống.
Đài xẻ 5 phiến, dài khoảng 2,5 mm, mặt ngoài phủ đầy lông mềm, ngắn. Cánh hoa 5,
dài 2 mm. Nhị 15. Nhụy không lông, vòi ngắn. Quả hình trứng, dài khoảng 1,5 cm,
có 2 cánh to dài 6 - 7 cm, 3 cánh nhỏ dài 1cm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 8 -
9, mùa quả tháng 2 - 3 (năm sau). Sao lá to mọc rải rác hay thành quần thụ ưu
thế, ở độ cao 300 - 600 m, trong rừng kín, nhiệt đới thường xanh hay mưa mùa.
Cây ưa đất feralit đỏ vàng, phát triển từ đá phiến - cát kết. Thích nghi với
lượng nước trong đất thay đổi nhiều: từ ẩm ướt tới khô hạn. Vì vậy cây có thể
mọc ven sông suối. Độ tàn che thích hợp cho tái sinh tự nhiên là 0,6 - 0,8.
Phân bố:
Trong nước: Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Nước ngoài:
Trung Quốc (Hải Nam)
Giá trị:
Gỗ cứng có ánh
bóng, sau khi khô ít nẻ và không biến dạng, khó mục, màu tươi đẹp. Loại gỗ tốt,
dùng đóng tàu thuyền, làm cầu và các công trình thuỷ lợi, dụng cụ thể thao, phụ
tùng máy, các đồ dùng gia đình hay dùng làm cột nhà vì khó mục khi chôn dưới
đất.
Tình trạng:
Cây đang bị khai
thác mạnh, môi trường sống bị phá huỷ nặng nề. Chỉ còn gặp rải rác trong thiên
nhiên.
Phân hạng: EN
A1c,d,
B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"biết không chính xác" (Bậc K). Đã được bảo vệ trong các Vườn quốc gia Bến En
(Thanh Hoá), Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng
Nam).
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 173.