GIÁC ĐẾ TRUNG HOA
GIÁC ĐẾ TRUNG HOA
Goniothalamus chinensis
Merr. et Chun, 1934
Họ: Na Annonaceae
Bộ:
Na Annonales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ, cao 2
- 3 m, cành non gần như không có lông. Lá khá dai, thuôn hoặc hình bầu dục thuôn,
dài 13 - 14 - 20 (25) cm, rộng (3)4 - 6 (7) cm, nhẵn ở cả hai mặt, đầu lá tù
hoặc thành mũi ngắn, gốc lá hình nêm, gân bên khoảng 9 - 11 đôi, hơi rõ và vườn
hợp ở gần mép lá, cuống lá dài 4 - 6 mm, không có lông. Hoa mọc đơn độc hoặc
thành đôi, ở nách lá, cuống hoa dài 1 cm, mang 4 - 5 lá bắc nhỏ, ở gốc. Lá đài
3, xếp van, hình trứng nhọn đầu, dài và rộng chừng 6 mm. Cánh hoa 6, xếp van
thành 2 vòng, những chiếc vòng ngoài hình mác rất nhọn đầu, dài 22 mm, rộng 6,5
mm. Cánh hoa vòng trong dài chừng 10 mm, nhọn, có móng hẹp ở gốc và hợp nhau ở
đỉnh thành mũ chụp lên nhụy và nhị. Nhị nhiều, chỉ nhị rất rõ, trung đới dày,
mào trung đới hình đĩa tròn đầu. Lá noãn nhiều, dài hơn nhị, bầu có lông trên
khắp bề mặt; núm nhụy hình phễu loe rộng ở đỉnh, dài bằng bầu. Noãn 1 - 2. Phân
quả hình trái xoan nhọn ở cả hai đầu, dài 12 mm, rộng 5 mm, trên cuống ngắn 3 -
4 mm, vỏ quả rất mỏng. Hạt 1, màu nâu, nhẵn.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc trong rừng
cây lá rộng, rừng thưa, ở độ cao 1.000 - 1.200 m. Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả
chín tháng 8 - 9. Cây tái sinh bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước: Mới
chỉ thấy ở hai điểm là Hà Giang (bắc Quang, Đồng Tâm) và Quảng Ninh (đảo Ba Mùn).
Nước ngoài: Trung
Quốc (Quảng Đông, đảo Hải Nam).
Giá trị:
Nguồn gen qúy,
hiếm ở nước ta. Hà Giang và Quảng Ninh có thể là ranh giới phía Nam khu phân bố
của loài.
Tình trạng:
Loài hiếm. Do môi
trường sống của loài nằm trong vùng rừng bị khai thác, nên rất rễ bị nguy cơ mất
hẳn ở nước ta.
Mức độ đe dọa:
Bậc R (theo sách đỏ Việt Nam 2016)
Đề nghị biện
pháp bảo vệ:
Khi tu bổ, phục
hồi lại rừng ở vùng có loài này sinh sống, cần phát hiện để chừa lại và chăm sóc
như một cây rừng để bảo vệ một nguồn gen hiếm.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 143.