Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Trai
Tên Latin: Garcinia fagraeoides
Họ: Bứa Clusiaceae
Bộ: Chè Theales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Lê hoàng Hải  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRAI

TRAI

Garcinia fagraeoides A.Chev, 1918

Họ: Bứa Clusiaceae

Bộ: Chè Theales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ to thường xanh, cao đến 20 - 25 m hay hơn nữa, đường kính thân 0,7- 0,8 m. Vỏ màu xám thẫm, bong từng mảng; thịt vỏ hơi hồng, có nhựa mủ vàng. Cành con gần tròn. Lá hình bầu dục dài hay hình mác ngắn, lúc non màu tím đỏ, khi trưởng thành mặt dưới có màu vàng lục, chất da, dài 10 - 15 cm, rộng 5 - 6 cm, đầu có mũi nhọn, có 5 - 7 đôi gân bậc hai nồi rõ mặt dưới; cuống lá dài 0,5 cm. Cụm hoa chùm, từ 6 -10 hoa, Quả hạch hình cầu.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 4, có khi còn mùa thứ hai vào tháng 11 (huyện Na Hang, Tuyên Quang); mùa quả chín tháng 9. Hạt khó nảy mầm nên ít cây mạ và do đó tái sinh trong tự nhiên kém. Mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao không quá 900 m, tốt nhất ở chân núi có tầng đất dày, màu mỡ và ẩm.

Phân bố:

Trong nước: Cao Bằng (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn : Mỏ Dẹ, Hữu Lũng : Hưu Liên), Bắc Thái, Hòa Bình, Hà Bắc, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quỳ Châu).

Nước ngoài: Trung Quốc (Quảng Tây)

Giá trị:

Gỗ cứng, màu vàng, khó gia công. Dùng trong xây dựng đóng tàu thuyền và chạm khắc. Cây có hoa đẹp có thể trồng ở công viên, đường phố hay biệt thự làm cảnh.

Tình trạng:

Sẽ nguy cấp. Do bị săn tìm ráo riết để chặt lấy gỗ tốt và sự tái sinh kém.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Là đối tượng bảo vệ của vườn quốc gia Ba Bể Bắc Thái) và các khu bảo tồn thiên nhiên Mỏ Dẹ và Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2016 - phần thực vật - trang 141.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Trai

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này