ĐINH VÀNG
ĐINH VÀNG
Fernandoa collignonii
(Dop)
Steenis, 1976
Spathodeopsis
collignonii
Dop, 1929.
Họ:
Đinh Bignoniaceae
Bộ:
Hoa mõm sói Scrophulariales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao
20 - 25 m, đường kính thân tới 1 m. Lá mọc đối, kép lông chim một lần, lẻ,
thường mang 7 - 9 lá chét, nơi đính của lá chét vào cuống chung gần như là phân
đốt. Lá chét hình bầu dục - thuôn hay hình trứng - bầu dục, dài 10 - 17 cm, rộng
4 - 6,5 cm, chóp lá nhọn, gốc lá thuôn hay tù, hai mặt nhẵn nhưng mặt dưới rải
rác có một vài tuyến nhỏ; cuống lá chét rất ngắn 1 mm. Cụm hoa hình chùm thưa ở
đỉnh cành cao 10 - 20 cm, nhẵn, không có lá bắc. Hoa có cuống dài 2 - 4 cm. Đài
hình trụ cao 2 - 3 cm, có 2 - 3 thuỳ ngắn, có các tuyến ở phía ngoài; giai đoạn
quả đài sớm rụng. Tràng màu trắng ngà hay vàng nhạt, cao 4 - 5 cm, miệng loe
rộng, 5 thuỳ. Nhị 4, thụt trong ống tràng, chỉ nhị nhẵn. Bầu nhẵn. Quả hình trụ,
dài 30 - 50 cm có các sườn (cánh) dọc quả giúm. Hạt có cánh mỏng dài 4 - 6 cm,
rộng 1 - 1,8 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 6 -
7, quả tháng 8 - 9. Mọc trong rừng ẩm, rừng nửa rụng lá, ở độ cao tới 400 - 500
m.
Phân bố:
Trong nước:
Vĩnh Phúc, Hoà Bình (Đà Bắc: Chợ Bờ).
Nước ngoài: Thái
Lan, Lào.
Giá trị:
Cây cho gỗ quí,
không bị mối mọt, được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền.
Tình trạng:
Loài có khu phân
bố hẹp, ở Việt Nam chỉ mới gặp ở miền Bắc tại tỉnh Hoà Bình. Gỗ tốt, thường bị
khai thác nhiều nên trở thành khan hiếm và cạn kiệt.
Phân hạng:
EN B1+2e.
Biện pháp bảo vệ:
Tìm nguồn hạt
giống để trồng, khoanh khu rừng ở Hoà Bình (Chợ Bờ) để bảo vệ nguồn gen hiếm.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 136.