DẦU ĐỌT TÍM
DẦU ĐỌT TÍM
Dipterocarpus grandiflorus
Blanco, 1845
Mocanera
grandiflora
Blanco, 1837
Dipterocarpus
blancoi
Blume, 1856
Dipterocarpus
griffithii
Miq., 1864
Dipterocarpus
mottleyanus
Hook.f., 1860
Họ: Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvaceae
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn thường
xanh, cao 30 - 35 m, đường kính thân đến 1m. Tán hình ô hẹp; vỏ bong thành miếng
nhỏ. Lá hình trứng, chất da, nhẵn, dài 13 - 24 cm, rộng 8 - 14 cm, đầu có mũi
nhọn dài, gốc tròn; gân cấp hai 15 - 17 đôi; cuống lá dài 3 - 9 cm. Lá kèm nhỏ,
nhẵn, tạo thành búp màu tím. Cụm hoa dài 18 - 25 cm, mang 2 - 5 hoa; cánh hoa đỏ
nhạt, dài 3 cm. Nhị 30. Quả có ống đài bao bọc, dài 7 cm, rộng 3,5 cm, có 5 gờ
lớn và 5 cánh; 2 cánh lớn dài 22 cm, rộng 3 cm; 3 cánh nhỏ dài 2 cm, rộng 1,5
cm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 3 -
4, mùa quả tháng 6 - 7. Thường mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, mưa mùa
nhiệt đới, có lượng mưa lớn, ở độ cao dưới 700 m. trên các đất sâu dày, phát
triển trên đá mẹ granít, phiến thạch hay phù sa cổ. Cây ưa sáng khi già, giai
đoạn còn non chịu bóng. Tái sinh hạt mức độ trung bình, tái sinh chồi tốt.
Phân bố:
Trong nước: Thừa
Thiên - Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.
Nước ngoài: Đảo
Andaman, Bangladesh, Borneo, Lào, Malaya, Myanmar, Philippines, Sumatera, Thái
Lan.
Giá trị:
Loài mới được ghi
nhận ở Việt nam. Gỗ có giác lõi phân biệt, lõi màu vàng nhạt, thớ mịn, thẳng. dễ
gia công, chế biến; dùng trong xây dựng và đóng đồ đạc. Cây cho nhựa dầu màu
vàng nhạt, thơm, hơi dẻo, có thể khai thác và dùng như nhựa cây Dầu rái.
Tình trạng:
Hiện nay
nơi sống của loài đang bị thu hẹp nghiêm trọng, loài cây bị khai thác
để lấy gỗ; trong khi đó tái sinh hạt không
tốt, nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Phân hạng: VU
A1c,d
+ 2c,d
Biện pháp bảo vệ:
Được bảo vệ trong
Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam) và khu Cát Lộc (Lâm Đồng) (nằm
trong Vườn quốc gia Cát Tiên). Có thể trồng thành rừng thuần loại.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 169.