TỤC ĐOẠN
TỤC ĐOẠN
Dipsacus asper
Wall. 1820.
Dipsacus asperoides
C.Y. Chang
& T.M. Ai, 1985.
Họ: Tục đoạn
Dipsacaceae
Bộ: Tục đoạn
Dipsacales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thảo, sống nhiều
năm, cao 0,9 - 1,5 m. Có
rễ củ nạc. Thân mọc thẳng, có các đường gờ hoặc rãnh dọc, phân nhánh ở phần
ngọn, có lông cứng như gai nhỏ. Lá mọc đối, có lông cả 2 mặt; lá ở gốc có cuống,
xẻ 3 - 7 thuỳ lông chim lệch, 5 - 15 x 2,5 - 4 cm; lá ở ngọn không cuống,
phiến lá hẹp, thường có tai, đầu nhọn; mép của cả 2 loại lá trên đều khía
răng cưa. Cụm hoa đầu, hình cầu; mọc ở đầu
cành, đường kính 1,5 - 2 cm; cuống dài 20 - 35 cm, có lông. Lá bắc chung hẹp, 1
- 3 cm; lá bắc con hình vảy nhọn. Hoa nhỏ, hình ống, màu trắng. Đài 4
răng; miệng ống hoa chia thành 4 thuỳ tròn. Nhị 4, rời nhau, thò. Bầu nhỏ, dài 1
mm; vòi nhuỵ cao bằng nhị.
Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng, dài 3 - 4 mm.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 8 - 9,
quả tháng 9 - 11 (12). Hạt nhiều, phát tán
xung quanh gốc cây mẹ và nảy mầm vào khoảng tháng 3 - 4. Cây đẻ nhánh khoẻ, tạo
thành khóm lớn; Những nhánh thân có hoa quả trong năm sẽ tàn lụi vào mùa đông.
Thường mọc thành đám hay rải rác, lẫn với những loài cỏ khác ở các bãi cỏ
ven rừng núi đá vôi, ở nương rẫy cũ hay ven đường đi, ở độ cao từ 1500 - 1600 m.
Phân bố:
Trong nước: Lai Châu (Phong
Thổ, Sìn Hồ), Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ).
Thế giới: Ấn Độ, Trung
Quốc.
Giá trị:
Loài thực vật thuộc họ
Tục đoạn Dipsacaceae có rễ
củ là vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ gân cốt,
chữa đau nhức xương khớp, khi bị ngã tổn thương, thuốc về bệnh thận, chữa di
tinh...
Tình trạng:
Mới xác định có 2 quần
thể phụ ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, tổng diện tích ước tính không quá 500km2.
Nạn phá rừng làm nương rẫy trực tiếp làm thu hẹp phân bố. Thường xuyên bị khai
thác. Trữ lượng tự nhiên giảm sút mạnh.
Phân hạng:
EN.
A1c,d,
B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ nguyên vẹn điểm
có cây mọc tương đối tập trung, thuộc bản Xà Xén (xã Sa Pả - Sapa) ở chân núi
Hàm Rồng. Hạn chế khai thác ở khu vực Sapa. Khuyến khích trồng để lấy dược liệu.
Trồng được bằng hạt tại Sapa, sau 2 năm thu hoạch.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 164.