HUYỆT HÙNG VIỆT NAM
HUYỆT HÙNG VIỆT NAM
Cyathostemma vietnamense
Ban,
1974
Họ: Na Annonaceae
Bộ: Na Annonales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo thân gỗ, dài 3 - 10 m, cành non
có lông tơ màu nâu.
Lá mỏng thường hình trứng ngược, dài 13 - 17 cm, rộng 5 - 7 cm, đầu lá có mũi
ngắn, gốc lá tròn, mặt dưới phiến lá có lông hình sao thưa, gân bên 10 - 13 đôi,
xiên và hơi cong, cuống lá dài 4 - 5 mm, có lông như ở cành non, cụm hoa gần đối
diện với lá, 1 - 3 hoa, cuống chung rất ngắn; ở ốc mang một lá bắc lớn dạng lá,
dài 6 - 8 mm, rộng 4 - 6 mm, cuống hoa dài 4 - 7 mm, ở gốc có 2 lá bắc nhỏ. Lá đài
3, xếp van, hình nửa vòng tròn, dài 2 mm, rộng 3mm, cả hai mặt có lông tơ.
Cánh hoa 6, màu vàng xanh, xep lợp trong nụ và xòe ra khi hoa
nở, thành 2 vòng, những chiếc vòng ngoài hình trái xoan, dài 6mm, rộng 4 mm,
những chiếc vòng trong nhỏ hơn và ở gốc hẹp lại thành móng ngắn. Nhị nhiều,
không có chỉ nhị, trung đới dày, với mào trung đới ngắn cong vào trong và hơí co
lông ngắn. Lá noãn 13 - 15, dài gần 3mm, bầu có lông rậm, không có vòi; núm nhụy
hình thuôn, xẻ sâu thành 2 thùy. Noãn 4 - 6, xếp thành 2 hàng dọc theo đường nối
bụng.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa tháng 5 - 6;
cây tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, ở độ cao 400 - 600 m.
Phân bố:
Trong nước:
Mới ghi nhận tại một địa điểm duy nhất ở Yên Bái (Đồng Tâm).
Nước ngoài:
Chưa có dẫn liệu.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm,
là đại diện của chi Cyathostemma (có khoảng 10 loài), phân bố ở các nước
Đông nam Á. Miền Bắc Việt Nam có lẽ là ranh giới bắc của khu phân bố của chi này.
Tình trạng:
Mới gặp ở 1 điểm
(Đồng Tâm); rất dễ lâm vào tình trạng tuyệt chủng do việc chặt phá rừng.
Phân hạng:
EN A1a,b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (R). Không chặt phá những
cây trưởng thành còn sót lại ở điểm phân bố. Có thể tìm nguồn giống mang về
trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 48.