HOA KHẾ
HOA KHẾ
Craibiodendron scleranthum
(Dop) Judd, 1986
Nuihonia
sclerantha
Dop, 1930
Họ: Đỗ quyên Ericaceae
Bộ:
Đỗ
quyên Ericales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao tới 15
- 20 m, vỏ máu nâu xám, nứt dọc và bong thành mảng nhỏ. Lá hình bầu dục hoặc
hình trứng ngược, dài 5 - 6cm, rộng 2 - 2,5cm, thuôn nhọn ở gốc hoặc tù ở đỉnh,
nhẵn, dai, không có lông, mặt dưới lâu lúc khô, mép lá nguyên và uốn xuống phía
dưới, gân hình mạng lưới, rất mịn, 20 - 30 đôi gần bên nối với nhau tại mép;
cuống lá nhẵn, dài 10 - 12mm. Cụm hoa chùm ở nách lá, do nhiều xim 3 hoa họp
thành, dài 7 - 8cm, lá bắc nhỏ, nhọn đầu, dài 1mm. Hoa trắng dài 6mm. Đài nhẵn
với 5 thùy hình trứng rộng, nhọn đầu, hơi hàn liền với nhau ở gốc. Tràng hình
trụ hoặc hính chuông, hơi thót lại ở phía trên, nhẵn, đen khi khô, có 5 thùy
tròn ở đầu. Nhị 10, chỉ nhị nhẵn, mép có lông mịn, bao phấn hình tam giác, cụt ở
đỉnh. Bầu nhẵn, hình cầu, vòi nhụy hình trụ, nhẵn và dài bằng sống tràng. Đầu
nhụy hình cầu.
Sinh học, sinh
thái:
Mọc rải rác hay
mọc tập chung thành tùng đám, ở độ cao 500 - 1200 m, trong rừng kín thường xanh
cây lá rộng hay rừng hỗi giao cây lá rộng và cây lá kim. Thường mọc chung với
các loài Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei), Trâm (Eugenia sp.)
và một số loài Họ
Giẻ Fagaceae. Mùa
hoa tháng 5, mùa quả chín tháng 10 - 9. Tái sinh bằng hạt, cây sinh trưởng nhanh
Phân bố:
Loài đặc hữu của
Việt Nam, mới chỉ gặp ở Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng) và Khánh Hòa.
Giá trị:
Nguồn gen qúy,
hiếm. Cây cho gỗ cứng và mịn. Nhiều vân đẹp, dùng làm gỗ lạng, ván xẻ, đóng đồ
dùng gia đình và xây dựng.
Tình trạng:
Loài hiếm. Nguyên
nhân giảm số lượng cá thể và thu hẹp diện tích là do phân bố rất hẹp và là đối
tượng khai thác gỗ dùng làm thương phẩm và xây dựng.
Mức độ đe doạ:
Bậc R (theo sách đỏ Việt Nam 2000).
Đề nghị biện
pháp bảo vệ:
Cần khai thác có
kế hoạch bằng phương pháp chặt tỉa và khoanh vùng bảo vệ các vùng quần thể loài
chưa đến tuổi khai thác. Cần nghiên cứu thêm về sinh thái và sinh học để có thể
đưa vào danh sách các loài phục vụ cho việc trồng rừng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 104.