Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hoàng liên
Tên Latin: Coptis chinensis
Họ: Mao lương Ranunculaceae
Bộ: Mao lương Ranunculales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Coptis chinensis Franch., 1897

Coptis teeta var. chinensis (Franch.) Finet & Gagnep., 1904

Họ: Mao lương Ranunculaceae

Bộ: Mao lương Ranunculales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống nhiều năm; cao 10 - 25 cm. Thân rễ nằm ngang, phân nhánh, màu vàng đậm. Lá có cuống dài 8 - 20 cm, mọc tập trung ở đầu thân rễ. Phiến lá mỏng, dai, mặt trên hơi bóng; chia thành 3 thuỳ chính, mép khía răng không đều; thuỳ giữa gần giống hình tam giác cân, xẻ thuỳ thứ cấp hình lông chim; hai thuỳ bên giống nhau, chia thành 2 thuỳ sâu không đều, có cuống ngắn hơn của thuỳ giữa. Cụm hoa gồm 3 - 5 cái, mọc tụ tán trên một cuống chung, thấp hơn hoặc bằng tán lá. Hoa nhỏ, màu vàng chanh; 5 lá dài hẹp dạng cánh hoa; cánh hoa 5 hình thuôn dài, ở giữa có rãnh mật. Nhị nhiều, bầu nhỏ, 8 - 12 lá noãn. Quả nhỏ, dài 6 - 7 mm, có cuống ngắn.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 9 - 10 (11), quả tháng 10 - 2 (năm sau). Nhân giống tự nhiên chủ yếu bằng hạt, xung quanh gốc cây mẹ. Chồi từ đầu thân rễ mọc lên khoảng tháng 3 - 4. Cây ưa bóng và ưa ẩm; thường mọc thành đám nhỏ, bám trên đá hay trên thân các cây gỗ có nhiều rêu; ở đỉnh núi cao, quanh năm có sương mù, lạnh, ở độ cao từ 1600 - 2600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quản Bạ).

Nước ngoài: Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Triết Giang).

Giá trị:

Nguồn gen quý hiếm đối với Việt Nam. Thân rễ có hàm lượng berberin cao (7 - 8%). Thân rễ hoặc tất cả các bộ phận khác của cây được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường tiêu hoá, như viêm ruột và dạ dày, ỉa chảy, kiệt lỵ, mụn nhọt, đau mắt đỏ. Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền phương đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam) và có giá trị kinh tế cao.

Tình trạng:

Việt Nam mới chỉ thấy ở 2 điểm phân bố, diện tích nơi sống rất hẹp. Thường xuyên bị tìm tòi để khai thác, mặc dù đã có những lệnh cấm; chỉ còn sót những cây nhỏ. Nơi sống bị xâm hại do nạn phá rừng (Thái An - Quản Bạ). Hiện đã trở nên cực hiếm, nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Phân hạng: CR A1c,d, B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "đang nguy cấp" (E) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ 2 điểm phân bố đã được xác định, đặc biệt là điểm đang bịđe doạ xã Thái An, huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đang được nghiên cứu bảo tồn bởi Viện Dược liệu, nhưng cây sinh trưởng kém. Cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu cụ thể hơn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 309.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hoàng liên

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này