HOA RIU
HOA
RIU
Colobogyne langbianensis
Gagnep. 1920
Spilanthes
langbianensis
(Gagnep.) Stuessy,
1977
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ:
Cúc Asterales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thân thảo
nhiều năm, dạng nửa bò, cao 70 - 80 cm; thân nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài
3 - 4 cm, rộng 1 - 1,5 cm; cuống ngắn 0,5 - 1 cm ,viền mép lá răng cưa thưa, mỗi
bên chỉ có 3 - 4 răng.
Cụm hoa đầu, đường kính 12 - 13 mm, ở tận cùng, có cuống dài 5 - 7 cm, phần
có lông ở gần cụm hoa; lá bắc tổng bao 2 - 3 hàng bằng nhau, mầu xanh lục, hình
bầu dục thuôn, dài 4 mm, những lá phía trong mép có răng; ở viền cụm hoa là 1
hàng hoa cái; tràng dạng lưỡi nhỏ, đỉnh 3 răng to; hoa ở giữa lưỡng tính, tràng
hợp dạng ống, đỉnh 5 thuỳ, hình tam giác uốn cong ra phía ngoài, cả 2 loại hoa
đều mầu vàng nghệ;
hoa lưỡng tính nhị 5; gốc bao phấn có tai ngắn. Bầu của hoa cái có 3 cạnh,
vòi nhuỵ ngắn; vòi nhuỵ của hoa lưỡng tính phình to ở gốc như củ hành, đỉnh 2
nhánh hình trụ phủ lông. Quả bế mầu nâu, vỏ nhẵn hoặc có lông ngắn, phía lưng bị
ép, dài 2 mm, rộng 0,8 mm, đỉnh quả không mào lông.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa và quả từ
tháng 2 - 6.
Tái sinh bằng hạt. Mọc ở các trảng cỏ ven rừng thưa, sườn núi, dưới rừng
thông, ở độ cao 800 - 1600 m.
Phân bố:
Trong nước: Đắk
Lắk, Lâm Đồng (Lạc Dương, Đơn Dương), Khánh Hoà (Khánh Vĩnh).
Thế giới: Chưa
biết.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và
độc đáo, chi và loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố hẹp, chỉ gặp khu vực núi phía
nam Tây Nguyên.
Tình trạng:
Do tác động của
con người diện tích rừng thưa và các trảng cỏ được khai thác để lấy đất trồng
cây công nghiệp, hoa màu, lương thực. Vì vậy loài bị đe doạ, có thê lâm vào tình
trạng tuyệt chủng do làm mất môi trường sinh thái và điều kiện sống.
Phân hạng:
EN B1+2a,b,c,d.
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
“hiếm” (Bậc
R). Khoanh một diện tích cần thiết ở một vài khu vực rừng Thông của Đà Lạt
và Lạc Dương có loài này sinh trưởng phát triển để bảo vệ nguồn gen. Hoa đẹp có
thể thu hạt về trồng xen với các loại cây khác ở công viên Đà Lạt.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 116.