KHÁO XANH
KHÁO XANH
Cinnadenia paniculata
(Hook. f.) Kosterm., 1973
Dodecadenia
paniculata
Hook. f., 1886
Tetranthera
chartacea
var. areolata Meisn. ex Hook.f., 1886
Họ:
Long não Lauraceae
Bộ: Long
não Laurales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ, cao 15 -
30 m, đường kính 30 - 60 cm, đầu các cành có những chồi nhỏ. Lá xếp theo đường
xoắn ốc, dai, nhẵn, hình bầu dục thuôn hoặc hình mũi mác, dài 12 - 18 cm, rộng 3
- 3,5 cm, thuôn dần về đỉnh, hơi thót nhọn hoặc hơi tròn về phía cuống; có 8 -
12 đôi gân bên, gân giữa phẳng hặc hơi lõm ở mặt trên và lồi lên ở mặt dưới, màu
sáng, các gân bên hơi xiên về phía mép lá; cuống dài 1,5 - 3,5 cm, nhẵn. Cụm hoa
chuỳ tán, đơn tính khác gốc, cụm chuỳ đực dài 7 cm, có lông, mỗi tán có cuống
nhỏ dài khoảng 3 - 6 mm; lá bắc 6 thuỳ, 3 cái trong hơi bé hơn 3 cái ngoài, có 5
- 10 hoa trong mỗi tán, hoa có cuống dài 1 - 2 mm. Bao hoa 6, gần đều nhau, hình
trứng, phủ lông mặt ngoài; nhị hữu thụ 9 - 12 (có khi tới 32), dài khoảng 2 mm,
mảnh, có lông; bao phấn 4 ô, thuôn, tất cả hướng vào trong, vòng nhị thứ 3 có 2
tuyến, hình thận, không chân. Cụm hoa chuỳ cái dài 3 - 6 cm, ít hoa, cuống tán
dài 8 mm, có 6 lá bắc, nhẵn, bao hao 6, đều nhau; bầu nhẵn, đầu vòi dạng đĩa hơi
loe ra hoặc không thấy rõ. Bao hoa rụng toàn bộ khi quả hình thành. Quả dạng
chuỳ, dài 1,3 - 2,3 cm, đế qủa dày lên, chén cao 2 - 4 mm, đường kính 5 - 8 mm,
cuống quả dài 1 cm.
Sinh học, sinh
thái:
Mùa hoa tháng 9.
Mọc rải rác trong rừng thưa, ở độ cao tới 1500 m.
Phân bố:
Trong nước: Lạng
Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Nghệ An.
Nước ngoài: Ấn Độ,
Myanmar, Trung Quốc.
Giá trị:
Là loài duy nhất
của chi Cinnadenia ở Việt Nam. Cây cho gỗ tốt, dùng làm cột kèo và
làm củi, đóng đồ gia dụng.
Tình trạng:
Cây mọc rải rác
trong rừng thường xanh cây lá rộng. Loài có thể được bảo vệ tốt ở các vườn quốc
gia Tam Đảo và Ba Vì. Tuy nhiên cũng vẫn bị khai thác nhiều.
Phân hạng: VU
A1
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"biết không chính xác" (Bậc K). Là đối tượng cần được bảo vệ nghiêm ngặt trong
tự nhiên ở vườn quốc gia Ba Vì và một số khu vực khác. Ngoài ra cần đem trồng
trong các vườn thực vật. Điều tra thêm về tình trạng phân bố và sinh thái để đưa
vào trồng rừng thuần loại.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 249.