ĐÀI MÁC
ĐÀI
MÁC
Chroesthes lanceolata
(T. Anders.) B. Hansen, 1983
Asystasia
lanceolata
T. Anders. 1867
Chroesthes
pubiflora
Benoist, 1927.
Họ: Ô rô Acanthaceae
Bộ:
Hoa mõm sói Scrophulariales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây bụi cao 1 - 2
m.
Lá đơn mọc đối, hình mác - thuôn, dài 5 -
12 cm, rộng 1,5 - 4 cm, chóp lá nhọn dài, gốc thuôn hay nhọn, mép nguyên, hai
mặt hầu như nhẵn, gân bên 5 - 7 đôi, cuống lá 3 - 8 mm. Cụm hoa hình chùm ở đỉnh
cành, dài 5 - 10 cm. Lá bắc sớm rụng. Đài 5, hợp rất ít ở phía dưới, các thuỳ
đài dài 10 - 12 mm, rộng 1 - 2,5 mm không đều nhau, có màu gần như
cánh hoa và có tuyến. Tràng màu hồng nhạt,
dài 2 - 2,5 cm, phần dưới hình ống, phần trên phình rộng, có 5 thuỳ, phía ngoài
có lông và lông tuyến. Nhị 4, hai dài, hai ngắn thụt trong ống tràng; gốc bao
phấn có hai cựa nhọn, mảnh, lưng
có lông. Bầu 2 ô, mỗi ô 2 noãn, nhẵn. Quả
nang dài 12 mm, nhẵn, có 4 hạt. Hạt có lông nhỏ.
Sinh học, sinh
thái:
Gặp dưới tán rừng
thưa, ven rừng, ven đường, ở độ cao từ 200 - 1.400 m. Tái sinh bằng hạt tốt, tái
sinh chồi kém. Mùa hoa và quả từ tháng 3 - 6.
Phân bố:
Trong nước: Mới
chỉ gặp ở 1 điểm ở Điện Biên
Nước ngoài: Trung
Quốc (Vân Nam), Myanmar, Lào, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và
độc đáo. Loài duy nhất của chi, phân bố hẹp ở Việt Nam. Cây được dùng làm thuốc.
Tình trạng:
Nguồn gen hiếm,
chỉ gặp ở một điểm ở Lai Châu (Điện Biên). Do tác động của chặt phá rừng làm cho
môi trường sinh thái và điều kiện sống bị tác động lớn. Cây có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Phân hạng:
CR B1+2e.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe doạ" (T). Bảo vệ loài ở
môi trường tự nhiên, không chặt phá rừng. Nên khoanh khu vực có loài này để bảo
vệ. Đưa về trồng giữ nguồn gen và tạo nguồn nguyên liệu. Điều tra thêm vùng phân
bố.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần thực vật - trang 33.