Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tô mộc
Tên Latin: Caesalpinia sappan
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Đỗ xuân Cẩm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TÔ MỘC

TÔ MỘC

Ceasalpinia sappan L. 1753

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, cao 5 - 8 m, đường kính thân có thể tới 15cm. Thân cong queo, phân cành sớm, thân và cành có nhiều gai. Gỗ thân có dác, lõi phân biệt, dác màu trắng; lõi màu vàng đỏ hay nâu đỏ. Lá kép lông chim hai lần, chẵn; cuống chung dài tới hơn 30 cm. Lá chét nhỏ, gồm 6 - 14 đôi, gần như không cuống, hình thang lệch, đầu lá nhỏ hơn, khuyết.

Lá kèm biến thành gai. Hoa màu vàng, mọc thành chùm phân nhánh, ở đầu cành, hơi có lông màu gỉ sắt. Lá bắc hình mác dài, sớm rụng. Lá đài 5, có nhiều chấm đỏ. Cánh hoa có lông. Nhị 10, thò ra ngoài, gốc chỉ nhị có lông. Bầu nhỏ, có lông; vòi nhụy hình chỉ, quả đậu hoá gỗ cứng gần hình thang lệch, dài 5 - 8cm, rộng 3 - 4cm. đầu có mũi nhọn, cứng; 3 - 4 hạt, hình trái xoan dẹt, màu nâu.

Sinh học:

Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 10. Cây sống ở các tỉnh phía Nam có mùa hoa quả muộn hơn khoảng 4 tháng. Cây mọc chồi vào mùa xuân. Trồng được bằng hạt vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 - 6 đối với các tỉnh phía Nam).

Nơi sống và sinh thái:

Cây mọc rải rác ở ven rừng, rừng thứ sinh, quanh làng bản. Cây còn được trồng ở vườn, nương rẫy, hàng rào. Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh; ưa đất tốt, có thể sống được trong điều kiện bán khô hạn.

Phân bố:

Hoà Bình (Kim Bôi), Sơn La (Phù Yên, Mộc Châu), Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Hiện tại được trồng rải rác trong phạm vi gia đình tại một số tỉnh trung du, miền núi: Từ 1978 có trồng ở Tây nguyên.

Thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaixia, Philippin.

Giá trị:

Nguồn gen qúi hiếm. Gỗ được dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, kiết lỵ hoặc làm thuốc sát trùng (rửa vết thương), xoa bóp khi bị chấn thương gãy xương. Ngoài ra, loài thực vật thuộc họ Đậu Fabaceae có vỏ còn được dùng làm thuốc nhuộm màu vàng, gỗ làm thuốc nhuộm nâu đỏ.

Gỗ tô mộc là một trong những thành phần dùng để nấu nước rửa hài cốt (khi bốc mộ). Phần lõi gỗ rắn, không bị nứt nẻ, được dùng để chạm khắc đồ mỹ nghệ.

Tình trạng:

Mức độ bị đe dọa: Bậc T.

Đối với cây mọc tự nhiên đã lâm vào tình trạng bị đe dọa. Tuy vậy, cây đã được đưa vào trồng rải rác trong phạm vi gia đình số lượng không đáng kể.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Khảo sát lại một số điểm ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La nhằm phát hiện nơi còn sót lại những cây mọc tự nhiên. Khoanh bảo vệ để cây phát tnển trong trạng thái tự nhiên. Phổ biến trồng trong nhân dân: trồng làm hàng rào vườn hoặc có thế dùng làm hàng rào phân lô, chắn gió cho cà phê (Tây Nguyên) đế lấy gỗ thân làm thuốc và các công dụng khác.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 79.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tô mộc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này