Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chò đãi
Tên Latin: Annamocarya sinensis
Họ: Hồ đào Juglandaceae
Bộ: Hồ đào Juglandales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÒ ĐÃI

CHÒ ĐÃI

Annamocarya sinensis (Dode) J. Leroy, 1950

Carya sinensis Dode, 1912

Juglans indochinensis A. Chev., 1941

Rhamphocarya integrifoliata Kuang, 1941

Annamocarya indochinensis (A. Chev.) J. Leroy, 1955

Họ: Hồ đào Juglandaceae

Bộ: Hồ đào Juglandales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, có bạnh gốc to, rụng lá trong mùa khô, cao 25 - 30(35) m, đường kính 60 - 100 cm. Lá kép 1 lần lông chim lẻ, dài 30 - 40 cm; lá chét 7 - 9, gần chất da; những chiếc phía trên khá to, hình bầu dục dài hoặc hình mác - bầu dục, cỡ 12 - 15 x 4 - 5 cm; những chiếc dưới nhỏ hơn, thường hình trứng; cuống lá chét dài 3 - 5 mm. Cụm hoa đực hình đuôi sóc, dài 13 - 15 cm, rủ xuống, thường chụm 5 - 7 thành một bó, mọc ở nách lá. Cụm hoa cái là bông ở đầu cành, đứng thẳng. Hoa cái 3 - 5 trong mỗi cụm hoa. Quả hình cầu hay hình trứng, dài 6 - 8 cm, đường kính 5 - 6 cm, vỏ quả ngoài dày, hoá gỗ, thường nứt thành 6 - 9 mảnh.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 8 - 9. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh thường xanh, vùng núi đá vôi, thường dựa suối hoặc trong thung lũng, ở độ cao 400 - 1000 m. Cây tái sinh chủ yếu bằng hạt.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Phou Nhou), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hải Phòng (Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá (Lang Chánh, Lũng Vân)

Nước ngoài: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây).

Giá trị:

Gỗ tốt, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng. Hạt ép lấy dầu béo. Vỏ quả chế than hoạt tính.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt; ở các điểm thuộc Lai Châu và Thanh Hoá rừng đã bị khai thác nặng nề. Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: EN B1+2c,d,e.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (Bậc V). Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, nhất là ở Tam Đảo, Cát Bà, Cúc Phương. Có thể tìm nguồn giống mang về trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 239.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chò đãi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này