Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm cây nâu sọc
Tên Latin: Lethe verma
Họ: Bướm mắt rắn Satyridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM CÂY NÂU SỌC

BƯỚM CÂY NÂU SỌC

Lethe verma Fruhstorfer,1911
Lethe stenopa Dubois & Vitalis de Salvaza,1919

Họ: Bướm mắt rắn Satyridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm đực và cái khá giống nhau. Loài này gần giống với loài Lethe confusa tuy nhiên vân cánh và các đốm mắt không đều, sọc cánh hẹp hơn so với Lethe confusa. Tuy nhiên, vạch trắng xéo ở cánh trước và số lượng đốm mắt ở mặt ưới cánh trước là đặc điểm chính giúp phân loại hai loài này với nhau. Mặt trên loài Lethe confusa có vạch trắng xéo mảnh, hơi bo tròn, phần chót cánh có 2 chấm nhỏ màu trắng nhưng Lethe verma có vạch trắng xéo dày thẳng hơn và không có đốm trắng ở chót cánh. Mặt dưới Lethe confusa có 3 đốm mắt ở gần chót cánh trước, và một vạch trắng thẳng dài ở giữa hai cánh, trong khi loài Lethe verma tương ứng có 2 đốm mắt và vạch trắng mờ uốn lượn gợn sóng. Sải cánh : 45 - 50mm.

Sinh học, sinh thái:

Thường gặp ở vùng rừng núi ở độ cao 600m trở lên. Chúng đặc biệt ưa thích các khu rừng thứ sinh, không có ở các khu nông nghiệp ở độ cao dưới 700m. Loài này có thể dễ dàng gặp ở gần bìa rừng, những khu rừng phục hồi hay những đường mòn nhỏ trong rừng, chủ yếu ở những nơi thấp. Đã gặp ở độ cao 1.500m ở Mẫu Sơn. Khi bay, chúng giống bướm Lethe confusa. Khi bị náo động, loài bướm này rời đi nhưng không lâu lại quay trở về chính chỗ cũ. Đôi khi một hoặc vài cá thể gặp đậu trên những thân cây có nhựa hấp dẫn chúng. Bướm cái đẻ trứng trên những cây thuộc họ Cỏ Poaceae như chi cỏ Chân lông, Cỏ lác và Chè vè.

Phân bố:

Vùng phân bố từ Trung Quốc, Sikkim và Nam Asam qua Mianma và Đông Dương đến bán đảo Malaysia và Su-ma-tra. Đây là loài phổ biến hơn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tên được theo nghĩa tiếng Anh.

Giá trị,tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Là loài phổ biến, thường gặp ở nhiều quốc gia Đông nam châu Á. Ở Việt Nam cũng dễ bắt gặp ở môi trường nơi có rừng và gần rừng tự nhiên.

  

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm cây nâu sọc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này