BƯỚM NÂU HAI ĐỐM VÀNG
BƯỚM NÂU HAI ĐỐM VÀNG
Faunis eumeus
(Drury,
1773)
Papilio eumeus
Drury, 1773
Họ: Bướm rừng Amathusiidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận dạng:
Ngoài các đặc điểm chung của giống
Faunis sp., Bướm nâu hai đốm vàng có các đặc điểm sau: Mặt trên:
Con
đực có màu nâu tới màu đất son; Con cái: Cánh trước có dải sát đỉnh trên màu
vàng nhạt rõ hơn ở con đực. Mặt dưới: Con đực và cái có cánh trước có đường giữa cánh cong về phía trước, ở cả hai
cánh, đốm nhỏ với các cỡ lớn nhỏ khác nhau và có màu vàng.
Mắt màu xanh ngọc bích. Bướm cái và đực giống
nhau nhưng bướm cái thường lớn hơn. Loài này lớn hơn loài
Faunis canens, thậm chí lớn hơn rất nhiều.
Sinh học, sinh thái:
Đặc điểm chung: Chúng xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 12 và thích độ cao vừa và
thấp. Bướm này khá phổ biến ở rừng cây gỗ và rừng thứ sinh, ở đó chúng bay gần
mặt đất. Sâu non ăn lá cây Tỏi đá họ Tóc tiên, Chuối họ
Chuối Musaceae, và cả những cây thuộc họ Kim cang
như
Smilax lanceifolia,
Phoenix hanceana
và họ Dứa dại Pandanaceae.
Phân bố:
Phân bố ở Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Đây là loài phổ biến ở
miền Bắc và Trung Việt Nam. Phân bố ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng. Tên
bướm được đặt vì có màu nâu và có dải chấm to ở trên cánh.
Giá trị:
Bướm to, đẹp màu
sắc vàng rực và thường sống ở các khu rừng còn tốt nên rất cần quan tâm
bảo vệ rừng, nơi sống và các loài thực vật ký chủ của sâu non và
nhộng.
Mô tả loài: Vũ Văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam,
Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.