Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dây chiều ấn độ
Tên Latin: Tetracera indica
Họ: Sổ Dilleniaceae
Bộ: Sổ Dilleniales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DÂY CHIỀU ẤN ĐỘ

DÂY CHIỀU ẤN ĐỘ

Tetracera indica (Christm & Panzer) Merr., 1917

Assa indica Christm. & Panz., 1779

Tetracera assa DC., 1817

Tetracera wahlbomia DC., 1817

Wahlbomia indica (Christm. & Panz.) Thunb., 1790

Họ: Sổ Dilleniaceae

Bộ: Sổ Dilleniales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo cao 2 - 5 m, nhánh non có lông. Lá có phiếu bầu hình bầu dục dài 10 - 20 cm, đầu có mũi, hẹp dần về phía cuống, nhẵn hơi ráp, mép lá có răng thưa. Chùy ít hoa ở nách hay ở ngọn. Hoa màu trắng hồng hay đỏ, rộng 2, 5 cm; lá dài không lông ở măt trong; nhị nhiều số lá noãn 3 - 4. Quả đại tròn tròn; hạt có áo hạt rìa, dài 1 cm.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc hoang dại trong rất nhiều kiểu sinh cảnh rừng khác nhau, từ rừng thường xanh cho đến rừng khô hạn ven biển, hải đảo. Cây ưa sáng, chịu khô hạn và các loại đất khác nhau, kể cả đất bạc màu sau nương rẫy.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc ở bờ bụi, ven rừng nhiều nơi ở miền Nam nuớc ta, từ Phú Yên, Đồng Nai tới Côn đảo.

Nước ngoài: Bangladesh, Campuchia, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Myanmar, Sumatera, Thái Lan

Công dụng:

Ở Malaysia, lá và rễ dã nhỏ dùng đắp trị nghẻ ngứa. Ở Campuchia, toàn cây được dùng làm thuốc khác, trị bệnh lậu và bệnh phù thũng có nguồn gốc gan và thận, và chế vị thuốc sắc hỗn hợp như thuốc hạ nhiệt trị sốt, bổ và lọc máu. Ờ Philippin và Ấn Độ, người ta dùng nước hãm dây lá uống trong trị xuất huyềt phổi và dùng nấu nước súc họng để trị các đốm huyết trắng do viêm miệng (aptơ).

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phạm Văn Thế, Phùng mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dây chiều ấn độ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này