THẦU DẦU
THẦU DẦU
Ricinus communis
L., 1753
Cataputia
major
Ludw., 1760
Croton
spinosus
L., 1753
Ricinus
africanus
Mill., 1768
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây nhỏ cao 4 - 5
m, vỏ có sắc màu khác nhau tùy thứ, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có
thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa; cuống dài có tuyến; lá kèm sớm rụng. Cụm
hoa ở cụm hay ở nách lá, thành thùy, hoa đực ở phía dưới, hoa cái trên, có nhiều
lá bắc phủ ở ngoài; quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm, chứa 3 hạt.
Hạt hình bầu dục, có mồng lớn, bề mặt nhẵn, màu nâu xám, có vân đỏ hay nâu đen.
Sinh học, sinh
thái:
Loài được trồng ở
các vùng nóng để lấy hạt ép dầu và lấy lá. Cây ưa với tất cả mọi địa hình và
nhiều loại đất, vùng khí hậu khác nhau từ mưa sấm theo mùa cho đến khô hạn. Ra
hoa tháng 3 - 7, có quả tháng 4 - 8. Lá thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa hè
thu hái quanh năm, chủ yếu vào hè thu, thường dùng tươi. Rễ thu vào mùa đông.
Hạt thu hoạch vào tháng 4 - 5.
Phân bố:
Trong nước: Được
trồng hầu khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam.
Nước ngoài: Hầu
khắp các quốc gia trên thế giới ở châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ.
Công dụng:
Dầu thầu dầu được
chỉ định dùng trong bệnh táo bón của trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản
phụ. Hạt, dùng chữa sa tử cung và trực tràng, lỵ sót nhau, đẻ khó liệt thần kinh
mặt, viêm mủ da, viêm hạch lao, dằm đâm vào thịt; đầu hạt trị mụn nhọt thũng
độc, hầu tê, đại tiện táo kết, tràng nhạc. Lá được dùng trị viêm mủ da, eczcma,
mẩn ngứa ung nhọt, viêm tuyến vú, viêm đau khớp, diệt dòi, giết bọ gậy.
Mô tả loài:
Trần
Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.